ClockThứ Sáu, 22/06/2018 15:16

ASEAN tăng cường chống buôn bán người

ASEAN cùng các đối tác thúc đẩy chiến lược phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em với nguồn lực khu vực và quốc tế.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32: ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập khu vựcASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giới

Trong 2 ngày 21-22/6, tại Hà Nội, Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) phối hợp với Ban Thư ký Quốc gia về ASEAN của Việt Nam, Chương trình ASEAN-U.S. PROGRESS, Chính phủ Australia và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức hội thảo khu vực về Chiến lược phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Tăng cường tiếp cận thông tin và hệ thống bảo vệ cộng đồng.

Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo về phòng chống buôn bán người.
 
Tham dự Hội thảo có đại diện các nước ASEAN tại AICHR, các cơ quan chuyên ngành liên quan của ASEAN, các cơ quan liên quan của Chính phủ các nước ASEAN,  một số cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp quốc (LHQ) và một số tổ chức nhân dân phi chính phủ có quy chế tham vấn với AICHR.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về hệ thống pháp luật và chính sách khu vực trong phòng chống mua bán người, cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong xây dựng và triển khai các chiến lược phòng chống mua bán người, các thách thức và phương hướng thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực trong việc tăng cường tiếp cận thông tin và hệ thống bảo vệ cộng đồng trong phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Phát biểu khai mạc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách và biện pháp về phòng chống mua bán người, kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực và huy động nguồn lực nhằm thúc đẩy các nỗ lực này.  

Các đại biểu cho rằng chiến lược phòng chống mua bán người có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề khác về mua bán người, cần cách tiếp cận liên ngành và nỗ lực chung không chỉ của các Chính phủ, các cơ quan chuyên môn, mà còn của các bên liên quan trong khu vực và thế giới, các tổ chức và các cá nhân trong xã hội.

Đại sứ Phạm Sanh Châu phát biểu khai mạc hội thảo. 
 
Do đó, ASEAN hoan nghênh và khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình tham vấn và triển khai chính sách liên quan đến phòng chống mua bán người, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN “hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”.

Hội thảo đã đưa ra một số khuyến nghị về nâng cao hiệu quả của các chiến lược phòng chống mua bán người và nhấn mạnh các cam kết quốc tế và khu vực như Công ước ASEAN về phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Kế hoạch hành động ASEAN về thực thi ACTIP (APA), Kế hoạch hành động Bohol về phòng chống mua bán người (2017-2020), Công ước LHQ về phòng chống mua bán người (UNTOC), Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của LHQ (2005)… là những văn kiện nền tảng và công cụ cần thiết để tăng cường hợp tác trong phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Return to top