ClockThứ Tư, 15/05/2013 05:32

“Tiếp thu ý kiến để làm tốt công tác phục vụ khách hàng”

TTH - “Phản ánh của khách hàng Phạm Thị Hương, trú tại 6/9 kiệt 46 đường Hồ Đắc Di liên quan đến việc cắt, đóng điện của đơn vị là đúng. Chúng tôi đã có cuộc họp với các bộ phận liên quan để nhắc nhở, rút kinh nghiệm nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công tác phục vụ khách hàng”- đó là lời của ông Huỳnh Hữu Hùng, Phó Giám đốc Điện lực Nam sông Hương khi làm việc với Báo Thừa Thiên Huế.
  
Khách hàng bức xúc
 
Theo đơn bà Phạm Thị Hương trình bày, chiều ngày 22/4, nhà bà bỗng nhiên bị cắt điện. Tưởng gặp sự cố, bà liên hệ Điện lực Nam sông Hương về kiểm tra, không ngờ phát hiện điện nhà bị cắt do chưa nộp tiền điện. Một ngày sau đó, bà lên nộp tiền điện và được thông báo sáng 24/4 sẽ có đoàn đi đóng điện. Vậy nhưng, chiều tối 25/4, nhà bà vẫn không có điện. Điều làm bà Hương bức xúc là lúc đó bà nhận được 2 tờ phiếu thông báo cắt điện do Giám đốc Điện lực Nam sông Hương ký ngày 18/4 để tại hành lang phía ngoài nhà. “Chúng tôi không thể chấp nhận cung cách làm việc tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm, không tôn trọng khách hàng...Ngay trong nội bộ Chi nhánh cũng không có cơ chế kiểm soát để biết người được cử đi đóng điện đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa, có được khách hàng xác nhận không...” - bà Hương bức xúc. Trong đơn gửi Báo Thừa Thiên Huế, bà Hương đưa ra một số kiến nghị với Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh nhằm góp phần “cải tiến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp, đáp ứng với sự thoả mãn, hài lòng của khách hàng”.
 
Lắng nghe, nghiêm túc tiếp thu ý kiến khách hàng
 
Để thực hiện giao dịch khách hàng qua một cửa, Điện lực Nam sông Hương đã thống nhất:
 
+ Trong giờ hành chính gọi bộ phận giao tiếp khách hàng qua số điện thoại: 054.2210207
 
+ Ngoài giờ hành chính gọi Tổ thao tác và chữa chì qua số điện thoại: 054.3941088
Sau khi nhận được đơn phản ánh của bà Phạm Thị Hương, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với ông Huỳnh Hữu Hùng, Phó Giám đốc và ông Bùi Khắc Khoai, Trưởng Phòng kinh doanh của Điện lực Nam sông Hương. Điều ghi nhận là lãnh đạo đơn vị đã tiếp thu ý kiến của khách hàng Phạm Thị Hương một cách nghiêm túc và thừa nhận ý kiến nêu trong đơn thư là đúng.
 
Trước đó, ngày 2/5, Điện lực Nam sông Hương nhận được đơn của bà Hương (nội dung đơn giống như gửi Báo Thừa Thiên Huế). Sau khi gặp trực tiếp bà Hương để trao đổi, đơn vị đã tổ chức một cuộc họp với sự có mặt của các thành viên liên quan. Theo lời Tổ trưởng thu ngân, tháng 3/2013, thu ngân viên đến nhà bà Hương 3 lần vào các buổi trưa nhưng không có người nên đã găm giấy báo tiền điện vào ổ khoá trước cổng. Về phía công nhân Tổ quản lý và ghi chỉ số thực hiện lệnh cắt điện, có đưa thông báo ngừng cấp điện nhưng nhà bà Hương không có người nên tiến hành cắt điện. Công nhân Tổ thao tác và chữa chì khi nhận lệnh báo mất điện đã đến xử lý sự cố, song phát hiện khách hàng bị cắt điện do nợ tiền điện nên yêu cầu khách hàng đến công ty thanh toán. Công nhân Tổ quản lý và ghi chỉ số nhận lệnh đến đóng điện cho nhà bà Hương, do không thực hiện kỹ các bước nên cuối cùng nhà bà Hương vẫn chưa được đóng điện.
 
Lãnh đạo Điện lực Nam sông Hương thừa nhận: các công nhân thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót so với quy trình đề ra, chưa tìm hiểu đặc thù của khách hàng để xử lý trong công việc, dẫn đến thực hiện công việc chưa đến nơi, đến chốn. Vì vậy, lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các bộ phận: trong mọi tình huống cắt điện, bắt buộc phải tiếp cận với khách hàng, tránh trường hợp khi cắt điện nhưng khách hàng chưa nhận được giấy thông báo ngừng cấp điện. Khi đóng điện phải tiếp cận khách hàng trước, xác định khách hàng có dùng nguồn điện phụ nào không sau đó mới đóng điện trở lại, tránh hiện tượng chạm chập gây sự cố.
 
Thùy Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top