ClockThứ Tư, 16/10/2019 14:10

Cần sản phẩm thay thế hợp lý

TTH - Quan sát nhiều hoạt động khác, tôi nhận thấy thói quen sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân vẫn rất phổ biến.

Kêu gọi tham gia cuộc thi Sáng tạo Xanh Thừa Thiên Huế 2019Dọn vệ sinh môi trường đầm Chuồn hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanhHành động vì môi trường

Các quán ăn sử dụng túi ni lông gói hàng

Ghé mua mấy chiếc bánh bao ở tại một cửa hàng bánh nổi tiếng của Huế, tôi thấy cô bé bán hàng lấy một hộp giấy, trước khi gắp bánh vào hộp cô định lót thêm một miếng ni lông vào phía dưới đáy hộp, nhưng theo yêu cầu của khách hàng cô bỏ miếng lót kia ra. Thấy vậy, chủ cửa hàng tỏ bày: “Báo chí nói nhiều, nhưng còn nhiều khách hàng không quan tâm, thậm chí có người yêu cầu cho thêm túi ni lông khi mua hàng”.

Quan sát nhiều hoạt động khác, tôi nhận thấy thói quen sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân vẫn rất phổ biến. Từ việc các chị, các mệ vẫn sử dụng túi ni lông khi múc nước bún, nước phở, bánh canh... cho khách mang về nhà, dù những thức ăn này luôn để sôi trên bếp lửa đến các mặt hàng “ship” như cà phê, giải khát… Dù phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” đã được phát động trong toàn quốc gần 1 tháng qua.

Những chiếc túi mỏng dính, mềm nhũn khi người bán hàng múc những môi nước sôi 1000C vào, để khách hàng cầm được lại phải bỏ vào 1 chiếc túi khác. Rồi thì, thêm một chiếc đựng bún hay phở, một chiếc đựng rau và một vài chiếc nhỏ đựng ớt tương, nước mắm. Sau đó thì tất cả lại cho vào một chiếc lớn để tiện cho khách hàng xách về nhà. Những loại thức ăn bán sẵn khác như: xôi, bánh bao, bánh rán... cần giữ ở mức nhiệt cao đủ làm những chiếc túi ni lông gây ra độc tố vẫn được sử dụng thường xuyên.

Hậu quả khôn lường của các loại sản phẩm nhựa và túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người, cùng các loài động thực vật là điều đã xảy ra. Việc giảm thiểu các loại rác thải này đã trở thành yêu cầu hết sức cấp bách và cần được cả cộng đồng hành động ngay. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa mặn mà hưởng ứng dù những việc làm này không khó mà chỉ là không quen.

Chị Ánh, một người bán bánh canh ở đường Trần Phú, nói: “Khách mua hàng về nhà không mang theo cái chi để đựng thì tôi biết làm sao. Chợ cũng không bán sản phẩm chi thay thế túi ni lông để đựng quà sáng nên tôi cũng không thể làm khác được”.

Có lẽ khó khăn đó không của riêng chị Ánh. Ngay bản thân người viết, dù rất hưởng ứng phong trào, nhưng cố lắm cũng chỉ từ chối một vài chiếc túi ni lông khi mua hàng, chứ vẫn còn gặp nhiều trường hợp khó từ chối như dùng ông hút trong quán cà phê, nhận hàng trong túi ni lông khi mua hàng online...

Được biết, một số người cũng đã chịu khó mang cặp lồng đi mua thức ăn sáng, đi chợ bằng giỏ nhựa, đệm và hạn chế tối đa việc dùng túi ni lông, không uống nước đóng chai sử dụng một lần,... nhưng rất ít.

Để phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” lan tỏa đến mọi tầng lớp Nhân dân, cộng đồng và xã hội, không chỉ chờ đợi người dân thay đổi thói quen, tư duy nhận thức mà cần có nhiều phương án; cụ thế nhất là cần có những sản phẩm thay thế tương đối.

Bài, ảnh: ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm

TIN MỚI

Return to top