ClockThứ Năm, 27/11/2014 16:37

Chợ của cán bộ

TTH - Từ khi còn là một đứa trẻ ngồi vắt vẻo sau yên xe đạp của mẹ, tôi đã được theo mẹ đi chợ. Chợ của những năm 80 thế kỷ trước không nhiều, thường là những khu chợ nổi tiếng của xứ kinh kỳ nghe lừng vang thơ ca nhạc họa, đó là chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự… nhưng cũng không dễ để có thể đến được bởi tất cả những nhu yếu thực phẩm trong một gia đình công chức đã được ấn định bằng tem phiếu định kỳ. Mà dân công chức thì nghèo lắm, có đi chợ cũng chỉ để lượn qua mấy sạp hàng đầy những thứ mơ ước dòm cho thỏa con mắt rồi được mẹ mua cho mỗi đứa một cây kem mút và … về.

Nhưng trong cuộc sống ngày thường, mỗi người dân Việt vẫn chưa quen thói bỏ rời chợ. Xa chợ, lấy gì để nấu một bữa cơm? Nên sinh ra ở mỗi đầu hẻm của vài con phố lại tụ tập một cái chợ cóc, thức bán chỉ là mớ rau tập tàng, dĩa cá “long hội”, mớ tôm vạn… dành cho lớp cán bộ công chức nghèo thời đó. Chợ thường tụ họp vào tầm cuối giờ tan sở, cái đứa bé tôi vắt vẻo trên yên xe tựa vào bờ rào, chờ mẹ vội vàng ghé vào lề đường, mua một túm gì đấy cho bữa ăn của cả nhà. Mất chỉ vài phút bởi cái nghèo thì không có gì để lựa chọn. Lâu dần chợ chết tên “Chợ cán bộ” hồi nào không hay.

Sau lớn lên, đời sống thay đổi rất nhiều. Cái khát khao vào một ngày chủ nhật tươi hồng được ba mẹ cho ăn mặc thật đẹp để đi chợ Đông Ba chơi không còn nữa. Bước chân ra đường có thể dễ dàng bắt gặp các shop hàng, siêu thị, chợ mới chợ cũ… Để mua một món hàng không cần phải lóc cóc đạp xe hết chợ này chợ nọ lục tìm nữa, chỉ cần nói tên hàng mẫu mã kiểu dáng, người bán đã cho đưa tới tận nhà. Và đương nhiên, lứa con trẻ thời nay ở chốn thị thành không bao giờ hình dung chúng sẽ được thưởng một món quà vào ngày chủ nhật là đi… dạo chợ. Chợ bán bán mua mua, đâu hấp dẫn bằng siêu thị, bằng nhà sách, bằng công viên với đủ trò chơi cho mọi lứa tuổi mà mẹ dắt con đi???
Chỉ có mẹ (giờ làm bà) về hưu là vẫn ngày ngày xách giỏ đi “chợ cán bộ”. Có điều, thời gian của mẹ giờ đã nhẩn nha hơn, mẹ không còn tong tả lật đật như những giờ tan sở xưa nữa. Thức mua ở chợ phong phú hơn nhiều. Chợ cán bộ giờ còn là nơi bán những thức sang, không phải người dân thường nào cũng dám dùng. Có những món con mua ở siêu thị mẹ cũng có thể mua ở chợ mà lại rẻ hơn một chút. Rồi cũng ở chợ, mẹ còn mua được những mớ rau trái vườn nhà từ những người quen xưa cũ chớ đâu cứ phải cái gì cũng đóng đóng, gói gói như con mua ở siêu thị về đâu. Nhiều hôm đi làm về sớm, phụ mẹ soạn thức ăn lại nghe mẹ kể về những người quen từ độ nảo độ nao giờ tình cờ gặp lại trong buổi chợ như kia như này… Nghe mẹ nói mới biết, thì ra đi chợ hằng ngày của mẹ giờ không chỉ đơn thuần để sửa soạn một bữa cơm cho gia đình nữa, mà đó còn là nơi cho mẹ ngày ngày trở về gặp gỡ với ký ức một thời.
Chợ cán bộ trong thời của ký ức không nhiều của ngon vật lạ, nhưng dễ gì quên trong tâm khảm mỗi người đã từng sống qua.
Đông Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top