ClockThứ Tư, 09/03/2022 15:13

Cho đến bao giờ?!!

Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thịChỉnh trang, khoác “áo mới” cho đô thị HuếThêm nhiều dự án chỉnh trang đô thị Huế

Tại một điểm thu gom rác trên đường Thanh Hải thuộc phường Thủy Xuân, tình trạng ném rác bừa bãi thế này cũng phổ biến ở nhiều điểm gom rác công cộng khác

Bỏ rác đúng nơi đúng chỗ là chuyện đương nhiên và cực kỳ đơn giản, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng văn minh, đặc biệt là với Huế, khi mà môi trường, cảnh quan không ngừng được chăm chút, khi mà các phong trào: “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Thành phố 4 mùa hoa”… được nhiệt liệt hưởng ứng và ngày càng lan tỏa, thì việc không xả rác, bỏ rác đúng nơi đúng chỗ lại càng là việc mặc nhiên phải vậy.

Thế nhưng, đáng buồn là còn đó một bộ phận người dân vẫn duy trì thói quen lạc hậu là bạ đâu xả đó, bất kể là vùng ven hay trung tâm thành phố, bất kể ở chốn chợ đò hay tại những địa điểm công cộng tôn nghiêm, đẹp đẽ. Như tại các ngôi chùa hay tổ đình xưa cổ, nơi đầu năm rất nhiều người tìm về chiêm bái, cầu nguyện hay tham quan ngoạn cảnh, vậy mà thức ăn, nước uống mang theo, khi dùng xong còn lại bao bì, giấy, lá… nhiều người thả luôn ngay tại chỗ nghỉ chân, cho dù cách đó không xa là những thùng nhận rác được bố trí rất thuận tiện. Chẳng hạn như tại Tổ đình Từ Hiếu, sau tết đến nay, mỗi lần đi tập thể dục buổi sáng ngang qua có khi tôi và bà xã phải nhặt nhạnh túi ni lông, vỏ hộp sữa, bánh trái, hoặc mấy vỏ chai nhựa của khách hành hương, thưởng cảnh hôm trước đến thăm còn “lưu hương” ở lại. Vì môi trường một phần mà vì sĩ diện cho “Huế mình” một phần nữa. Bởi Từ Hiếu là nơi vừa diễn ra lễ Tâm tang cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau Tết Nguyên đán đến nay, phật tử và du khách thập phương hầu như ngày nào cũng tìm về để dâng hương. Rác rê vương vãi ở chốn danh thắng thiền tự linh thiêng như thế, người ta sẽ đánh giá Huế mình ra sao? Chả tốn mấy công sức, chỉ trong vòng một nốt nhạc, mấy thứ rác linh tinh khó coi vèo cái đã được chúng tôi cho vào cụm thùng chứa luôn sẵn sàng ngay gần đó. Đơn giản vô cùng tận mà không hiểu sao chủ nhân của mấy thứ rác vô lý và vô ý thức như thế lại không làm được?!!

Nhưng vô lý và đáng nản hơn nữa, không chỉ tôi mà có lẽ các bạn cũng từng nhiều lần phải mục kích, đó là rác dù đã mang đến bên cạnh thùng chứa rồi nhưng lại không được bỏ vào mà cứ bị ném bừa ra đấy, mặc ai dọn thì dọn. Rác ấy xuất phát từ các tư gia. Chủ nhà hàng ngày đi làm móc bao rác theo xe, đến điểm có bố trí mấy thùng rác công cộng, chỉ cần dừng xe, vươn tay bỏ cái bao rác vào thùng, chưa đầy vài ba giây là đâu vào đấy, gọn gàng, vệ sinh, văn minh, lịch sự. Vậy nhưng không, để ý mười người thì thấy có đến vài ba vị khi ngang qua điểm tập kết rác cứ vừa cho xe chạy vừa tiện tay ném bao rác vào, lọt thùng thì lọt mà có văng ra ngoài thì cũng chả phải lăn tăn áy náy, xem như chuyện nhỏ. Đúng là lười và dị hợm không thể tả! Song, như thế là vẫn còn may; có thể có người bảo người viết nói điêu, nhưng thực tế vẫn đang diễn ra hàng ngày, ấy là tình trạng có những người “tha” rác của mình xả bất kể đâu, kể cả ném vào vườn, treo vào hàng rào nhà người khác, vứt bên vệ đường hoặc ném xuống sông hồ, khe hói… Miễn sao khuất mắt và miễn sao sạch nhà mình là được (?!!)

Đã sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21 rồi. Đất nước cũng đã vượt qua lâu rồi cái thiếu ăn, thiếu mặc của một thuở hàn vi. Đa phần người dân trong xã hội bây giờ đều đã chuyển từ nhu cầu “ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp”, cũng đồng nghĩa là đang xu hướng vươn đến với những tầm cao của văn minh xã hội. Trong cái tầm cao văn minh đó, chuyện bỏ rác sinh hoạt đúng nơi đúng chỗ, chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường sống là chuyện thiết yếu trước hết và không quá khó khăn phức tạp với mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Vậy mà, ngay ở khu vực đô thị, mãi vẫn tồn tại tình trạng xả rác kỳ dị như vừa kể thì văn minh ơi, cho đến bao giờ mới hiện hữu?!!...

Bài, ảnh: Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top