ClockThứ Hai, 05/06/2023 16:06

Đình làng Dương Phẩm thành phế tích

TTH - Từng là ngôi đình làng nổi tiếng bên dòng sông An Cựu thơ mộng gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân và đô thị Huế hôm nay, nhưng hiện tại, đình làng Dương Phẩm ở tại địa chỉ 153 Phan Đình Phùng TP. Huế chỉ còn là phế tích.

Đình Nguyệt Biều đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sửĐường làng - nơi ký ức tìm về

leftcenterrightdel
 Một góc miếu thờ ngài khai canh phía sau đình làng Dương Phẩm

Xót xa ngôi đình cũ lụi tàn

Nguyên trước đây, làng Dương Phẩm thuộc huyện Kim Trà, phủ Triệu Phong Thừa Tuyên Thuận Hóa, nay thuộc địa bàn phường Phú Nhuận, TP. Huế. Thời điểm đó, khu vực phía nam sông Hương, bờ bắc sông Lợi Nông (tức sông An Cựu hiện nay). Trải qua quá trình đô thị hóa, dân làng Dương Phẩm phải di dời, giải tỏa mặt bằng để Nhà nước xây dựng công sở và các công trình kiến trúc công cộng khác. Duy ngôi đình làng, miếu khai canh vẫn còn nguyên trên vị trí đất hiện tại

Theo lời các cụ cao niên còn sống ở làng Dương Phẩm, trước đây trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình làng và miếu khai canh vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Hàng năm, dân làng vẫn tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thống.

Đến nay, ngôi đình đã sụp đổ hoàn toàn. Chỉ còn duy nhất bức bình phong quý nằm hướng ra mặt sông An Cựu đang được UBND phường Phú Nhuận tự bỏ kinh phí thiết lập hàng rào, khoanh vùng bảo vệ tạm thời.

Ông La Minh, 68 tuổi kể rằng, trước đây hai vợ chồng ông ở nhà chồ (nhà tạm bợ) dưới mép bờ sông gần chợ An Cựu, đến năm 1990 khi TP. Huế có dự án triển khai dự án chỉnh trang đôi bờ sông An Cựu. Do không đầy đủ giấy tờ nên vợ chồng ông La Minh thời điểm đó không được Nhà nước đưa vào diện được cấp đất tái định cư. Gia đình ông La Minh và bà Mai Thị Bê vào khuôn viên đất của đình làng cất căn nhà tạm rồi  sinh sống từ đó cho đến nay. “Năm nào đến mùa mưa lũ, gia đình chúng tôi đều được cán bộ phường Phú Nhuận “ưu tiên” di dời đến chỗ tránh trú lũ an toàn. Ở đây rất khổ, mùa nắng thì rất nóng, mưa lũ thì nhà dột cột xiêu. Nhưng không thể cải tạo và xây mới. Giờ trả đất cho làng thì gia đình không có tiền mua đất làm nhà. Mong muốn của gia đình tôi được Nhà nước quan tâm ưu tiên bố trí tái định cư đến nơi ở mới”, ông Minh nêu nguyện vọng.

Sớm có dự án trùng tu đình làng

Theo đơn kiến nghị mới nhất của đại diện các dòng họ thuộc làng Dương Phẩm, phường Phú Nhuận, TP. Huế gửi đến các các cấp lãnh đạo TP. Huế về việc xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đình làng. Trong đơn, bà con nêu rõ: Đình Dương Phẩm trước đây có diện tích hơn 1.000m2, trải qua những biến động của lịch sử, đình làng Dương Phẩm nay chỉ còn 495,4m2 (thửa đất số 149, tờ bản đồ số 21). Cũng theo đơn kiến nghị, trước mắt nếu Nhà nước không có đủ kinh phí trùng tu, làm mới đình làng Dương Phẩm tại vị trí ban đầu thì thành phố cũng nên tính đến việc xây dựng tại đây một công trình thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng, nhưng không phải là nhà hàng, khách sạn, vũ trường… Đặc biệt, cần phải làm ngay một nhà bia đá ghi tóm tắt nội dung lược sử về làng, kiến trúc đình làng và công đức vị khai canh làng Dương Phẩm, để thế hệ con cháu sau này biết về một trong những công trình kiến trúc đình làng quan trọng của Phú Xuân xưa, đô thị Huế hiện nay. Bên cạnh đó, cần đầu tư ngân sách, kinh phí để tu sửa bức bình phong như cũ để dân làng tưởng niệm.

Đã qua hơn 15 năm, đại diện các họ, tộc làng Dương Phẩm nhiều lần gửi đơn thư kêu cứu, kiến nghị đến các cấp chính quyền thành phố, tỉnh. Tuy nhiên kể từ thời gian đó cho đến nay, dân làng cũng như UBND phường Phú Nhuận mới chỉ nhận một văn bản 884 /UBND TP Huế ngày 29/4/2008 trả lời cụ thể về việc Xây dựng thiết chế văn hóa cộng đồng lại đình Dương Phẩm, do ông Nguyễn Đăng Thạnh thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND TP. Huế ký xác nhận. Nội dung văn bản nêu rõ: Đồng ý cho UBND phường Phú Nhuận phối hợp với các ban, ngành liên quan có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cộng đồng dân cư phường Phú Nhuận. Xử lý nghiêm túc việc lấn chiếm đất đai khuôn viên đình. Tu sửa bức bình phong và lập bia ghi lịch sử làng và công trạng của vị khai canh làng Dương Phẩm. Việc xây dựng công trình thiết chế văn hóa cộng đồng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với môi trường cảnh quan đô thị và tính chất của một địa điểm có dấu tích sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Thế nhưng nhiều năm qua vẫn chưa có dự án để trùng tu tôn tạo ngôi đình này.

Qua thống kê, kiểm tra của UBND phường Phú Nhuận tính đến ngày 26/11 năm 2020 đã xác định cụ thể có 7 hộ dân lấn chiếm hơn 400m2 đất. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Vương, Phó chủ tịch UBND phường Phú Nhuận, TP. Huế cho biết, trong hai năm qua, để hạn chế các đối tượng nghiện ngập, cũng như người dân thiếu ý thức đến đây đổ rác thải, xà bần, UBND phường Phú Nhuận đã triển khai làm một hàng rào xung quanh để giữ đất. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

“Lãnh đạo phường mong muốn TP. Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần quan tâm sớm có dự án trùng tu, tôn tạo xây dựng lại đình làng Dương Phẩm để bà con thực hiện các nghi lễ tế tự thể theo nguyện vọng của Nhân dân trong phường. Đồng thời, có kế hoạch thu hồi diện tích đất người dân lấn chiếm. Thành phố cần quan tâm ưu tiên quỹ đất bố trí bà con tái định cư đến nơi ở mới”, ông Vương đề xuất thêm.

Bài, ảnh: HỒ NGỌC MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia:
Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với quy hoạch này, “nút thắt” về cơ sở pháp lý để xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (ĐHQG) sẽ được tháo gỡ.

Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý
Trộm cổ vật, hai đối tượng lĩnh án

Ngày 7/12, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Lê Văn Hòa (SN 1990), Nguyễn Quang Trung (SN 1991, cùng trú tại phường Phú Hậu, TP. Huế) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Trộm cổ vật, hai đối tượng lĩnh án
Đừng biến mùa hè của trẻ thành học kỳ thứ 3

Chưa tổng kết cuối năm, nhiều phụ huynh đã ngược xuôi tìm thầy giỏi cho con học thêm. Mùa hè là lúc để trẻ em vui chơi, thư giãn sau một năm học vất vả. Tuy nhiên, với nhiều em mùa hè lắm khi trở thành “ác mộng”.

Đừng biến mùa hè của trẻ thành học kỳ thứ 3
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Khi giới trẻ hóa thân thành... ca sĩ

Cùng với sự nở rộ của studio và các trang, thiết bị hiện đại, việc sở hữu bản thu âm, MV cá nhân đã trở thành thú vui, sự lựa chọn đầy hấp dẫn để giới trẻ xứ Huế thỏa thích theo đuổi đam mê ca hát.

Khi giới trẻ hóa thân thành  ca sĩ
Return to top