ClockChủ Nhật, 28/05/2023 21:46

Đình Nguyệt Biều đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử

TTH.VN - Đình làng Nguyệt Biều và nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, TP. Huế) vừa đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, ngày 28/5.

Hợp tác phát triển Tủ sách HuếThu phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Cung An Định và lăng vua Thiệu Trị từ 1/4Đường làng - nơi ký ức tìm vềTrùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

leftcenterrightdel
Đình làng Nguyệt Biều và nhà thờ Hồ Quang Đại đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: BTLS

Đình Nguyệt Biều là nơi thờ tự các vị khai canh, khai khẩn cùng các dòng họ có công khẩn hoang lập làng. Đây là công trình có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ nhiều văn bản Hán Nôm quý hiếm. Đình làng cũng là một trong những thiết chế văn hoá làng xã còn được phát huy tốt trong đời sống hiện tại của nhân dân địa phương.

Hồ Quang Đại là một danh thần xuất thân từ con đường khoa bảng, ông thi đỗ thủ khoa, khoa thi năm 1652. Sau đó, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ trọng yếu của chính quyền Đàng Trong, từ Văn chức, Tri huyện Phú Vang, Tri phủ Thăng Hoa, rồi Thị giảng Tri Kinh diên. Đặc biệt, ông là thầy dạy của hai vị chúa (Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu), chính vì thế sau khi ông mất được truy tặng Phúc Đức quốc sư. Hồ Quang Đại nổi tiếng khí khái, cốt cách cẩn trọng, nghiêm cẩn, trong thời gian nhậm chức, ông được bạn bè kính mến, nhân dân một lòng tôn kính. Do đó, sau ngày ông tạ thế, người dân Nguyệt Biều tỏ lòng thương tiếc, lập miếu để thờ. Nhà thờ Hồ Quang Đại là địa điểm thờ tự vị quan đại thần dưới thời chúa Nguyễn, một nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương Thừa Thiên Huế.

Trước đó, tại đình làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà), chính quyền địa phường và người dân cũng đã tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Thanh Lương.

Đình Thanh Lương được khởi dựng vào năm 1721, đây là ngôi đình cổ kính, trang nghiêm với không gian làng quê xưa có cây xanh cổ thụ rợp mát, phía trước với dòng sông uốn lượn, tạo nên một bãi đất bồi trồng cây xanh ngát.

Trải qua các lần sửa chữa, đình Thanh Lương hiện nay có kiểu thức đình dọc 5 gian, mang dáng dấp của một ngôi đình cổ xứ Huế với đầy đủ các đơn nguyên kiến trúc. Đình làng Thanh Lương gồm các công trình: Trụ biểu, la thành, bình phong, sân đình, tiền đường và nội đình. Thông qua kiến trúc và hoạt động thực hành tín ngưỡng, diễn tiến lịch sử của vùng đất phần nào được phác họa. Hệ thống các sắc phong, địa bạ, hương ước… là nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử của cả nước nói chung.

Trải qua hơn 300 năm tồn tại, đình Thanh Lương được xem là một công trình kiến trúc dân gian cổ kính, lại được bảo tồn, giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Di tích này đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình làng ở Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

TIN MỚI

Return to top