ClockThứ Hai, 11/09/2017 13:26

Đừng làm mất thì giờ của nhau

TTH - Buổi sáng đi làm, tôi thường đoán giờ tàu chạy để tránh, hoặc là đi sớm hơn, hoặc là đi muộn hơn. Nói vậy để chia sẻ áp lực kẹt xe của các thành phố đông người, hay gặp cảnh ùn ứ hàng đoạn dài, và có khi đến cả hàng giờ đồng hồ với bụi, khói và cả tiếng nổ của các loại xe trong một không gian thẫm đặc.

 Một cảnh chờ tàu trên đường Điện Biên Phủ

Điều đáng ngại nhất là tình trạng chờ tàu mà tôi hay gặp trên các đoạn Bến Ngự hay Nam Giao là người phía trên xuống, người phía dưới lên luôn tìm mọi cách để lách lên đầu. Người ta chen đứng xe máy vào cả phía bên kia đường ngược chiều. Đương nhiên là mỗi lần tàu qua, đoàn người và xe lại phải uốn, lách để khỏi va chạm. Rất nhiều người đã lèn lách như thế trong một tâm trạng vội vã dù theo quan sát, biên độ xê dịch cũng chẳng nhanh hơn được là bao trước một đoàn người dằng dặc và dày xịt, trong khi nếu đứng vào đúng đường, đúng làn, việc lưu thông sẽ thông suốt và chắc chắn là sẽ đỡ mất thời giờ tránh nhau, tránh bớt được những va chạm, đụng vẹt và bực bõ không cần thiết.

Mà cứ gì chờ tàu, nếu chịu khó quan sát, sẽ nhận ra là ngay trên ngã được phép rẽ trái, người đi sau vẫn chẳng thể nhích được chút nào khi người ta đứng tràn ra ở phía trước.

Luật thì đã rõ, và đương nhiên là người tham gia giao thông đang sai, nhất là với xe máy, nhưng nếu cứ chờ hoài vào sự thay đổi của ý thức, e là lâu lắm và cứ phải chấp nhận hiện tại. Cho dù điều đó mang đến một cảm quan về sự lộn xộn, thiếu quy củ và thậm chí là chẳng để tâm đến Luật.

Có người bảo, chờ gì, phải phạt người ta mới biết sợ. Tôi thì nghĩ, trước khi chế tài, nên có một cuộc vận động, để từ đó có một cách hành xử văn hóa hơn và một sự thay đổi trong hành vi khi tham gia giao thông, để ít nhất đừng làm mất thì giờ cho nhau một cách vô lý đến vậy.

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
Return to top