ClockThứ Hai, 02/07/2018 05:45

Hiện tượng đáng sợ nhưng phổ biến

TTH - Từng có nghiên cứu cho thấy, vừa lái xe máy vừa nhắn tin điện thoại, nguy cơ tai nạn giao thông tăng gấp 20,3 lần!

Chấn chỉnh khai thác thủy sản bằng xung điệnGiúp dân làm nhàChuyến tác nghiệp đặc biệt

Vừa chạy xe máy vừa sử dụng điện thoại làm tăng nguy cơ TNGT

Kỷ niệm ngày tốt nghiệp, bạn bè cùng khóa lên kế hoạch đi du lịch Quảng Bình. Xe cộ giao cho một anh rành rọt về chuyện này. Anh bảo yên tâm, anh quen một bác tài tuyệt vời. Có tay nghề lâu năm, người điềm tĩnh, hòa nhã, có xe tốt. Anh sẽ liên hệ và chắc chắn hợp đồng được. Mọi người nhất trí liền.

Đến ngày, bác tài cho xe đến chỗ hẹn từ sớm. Chào hỏi, giúp đỡ hành khách đưa hành lý lên xe cẩn thận. Xe lăn bánh, và quả đúng đã giới thiệu, suốt hành trình, bác tài tỏ ra là một tài xế tận tâm, lái chuẩn, không phóng nhanh, vượt ẩu, không tía lia chuyện vãn với khách trên xe như một số bác tài khác. Ai hỏi thì từ tốn thưa, mắt vẫn nhìn đường để lái. Duy chỉ có điều, rất hay... nghe điện thoại. Chả biết chuyện cá nhân, chuyện gia đình hay chuyện làm ăn mà thấy điện thoại cứ réo rất “dày”. Và bác tài không từ chối bất kể cuộc gọi nào, có những cuộc còn nghe rất kỹ. Trên xe, có một số người yếu vía, rất phiền lòng. Nhưng đã lỡ “cưỡi... lưng hổ”, biết phải làm sao. Cũng may là cả đoàn đi đến nơi về đến chốn.

Năm nay đáo năm chẵn, khóa lại định tổ chức chuyến du lịch xa xa. Tất nhiên lại phải tính chuyện thuê xe, có ý kiến đề xuất bác tài dạo nọ. Nhưng vừa mới nghe, nhiều người đã lắc đầu xua tay nguây nguẩy: Thôi, thôi, tha cho! Lái xe mà nghe điện thoại kiểu ấy, thót tim mà chết. Kiếm xe khác cho chắc chuyện. Vậy là chỉ vì điện thoại mà bài tài nọ ít nhất đã đánh mất một mối khách truyền thống.

Không phải là hành khách nghiệt ngã khó tính, mà đó là do lỗi bác tài. Cần biết rằng sử dụng điện thoại trong lúc lái xe là hành vi bị nghiêm cấm. Vừa lái xe vừa gọi điện được biết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông (TNGT) tại Mỹ và ở một số nước. Ở Việt Nam, nghiên cứu cũng từng chỉ ra những con số đáng sợ: Sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô có thể làm nguy cơ xảy ra TNGT tăng gấp 3 lần; gấp 8,5 lần đối với xe máy. Riêng việc vừa lái xe máy vừa nhắn tin điện thoại thì nguy cơ này lên đến 20,3 lần! Vậy nhưng đáng sợ là hiện nay ra đường, vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại đang là hiện tượng khá phổ biến mà chưa thấy xử phạt nhiều.

Bài, ảnh: Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

Ngày 20/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1/1/2024) và Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ 1/7/2024).

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
Hướng về cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), nhằm làm rõ hơn những kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thi hành luật trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh có những chia sẻ về kết quả và giải pháp nhằm đưa pháp luật (PL) đến gần hơn với người dân và thực sự đi vào cuộc sống.

Hướng về cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Return to top