ClockThứ Hai, 24/05/2021 16:50

Làm nông kiểu “tiện tay”: Lợi bất cập hại

TTH - Hình thức canh tác nông nghiệp “nhanh, gọn, rẻ…” nhìn qua có vẻ ổn, nhưng nó đang khiến môi trường, sức khỏe, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng.

Hương Thủy phát triển nông nghiệp toàn diệnSử dụng cọng rơm hiệu quảLúa đông xuân “thắng lớn”

Thay vì chặt phát cỏ bờ ruộng để chuẩn bị cho vụ mới, người dân sẵn sàng phun thuốc diệt cỏ để giảm bớt công

Người làm nông vẫn truyền miệng với nhau về loại thuốc cỏ cháy, đặc trị hiệu quả tất cả các loại cỏ. Họ còn khen “thuốc hay, phun sáng đến trưa cỏ cháy rạp”.

Bạn rất dễ bắt gặp những cánh đồng cỏ ngả úa màu mỗi khi sắp vào vụ ở các làng quê. Người ta không bỏ công chặt phát cỏ bờ ruộng như kiểu làm nông truyền thống mà dùng thuốc diệt cỏ như một cách làm hay để rút ngắn công sức.

Một sào đất, nếu bỏ công cuốc cỏ với sức người có thể mất đến hai ngày, nhưng chỉ với một bình thuốc, thời gian đó rút ngắn xuống chưa đầy 15 phút phun.

Nửa tháng trước khi vào vụ mới, người dân mua thuốc cỏ cháy phun. Dù đất sẽ được cày ải, phơi nắng để diệt cỏ nhưng nông dân vẫn phun thuốc trước với mục đích “diệt tận gốc”.

Sự tiện tay, tiện ích của người dân từ thuốc cỏ cháy khiến những cánh đồng bị đầu độc. Chuẩn bị làm đất là thuốc diệt cỏ cháy; khi vào vụ, dùng thuốc diệt cỏ mầm, rồi thuốc sâu, rầy… một sào đất cho đến khi thu hoạch “ngậm” không biết bao nhiêu chất độc.

Những ngày này, khi vụ đông xuân khép lại, người dân bước vào vụ hè thu, những bờ ruộng tiếp tục bị đầu độc bởi thuốc cỏ cháy. Người ta lý giải cho việc này: Chừ không có công để chặt phát cỏ như trước.

Thuốc “cỏ cháy”- người dân vẫn truyền miệng nhau về thứ thuốc làm họ nhẹ công hơn trong việc ruộng đồng. Họ không gọi tên chính thống của thuốc, thậm chí không nhiều người thuộc. Họ đưa ra một quy chuẩn riêng và gọi chung “thuốc cỏ cháy”. Ngay cả khi về các của hàng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chỉ cần hỏi mua “thuốc cỏ cháy”, chủ tiệm sẽ hiểu người mua cần loại gì.

Trong một nghiên cứu về ô nhiễm khu vực của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2017, cho thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu ở Việt Nam được ước tính đã tăng khoảng 3-5 lần trong khoảng 25 năm. Nông dân tiếp tục bỏ qua các hướng dẫn về liều lượng, pha trộn, thời gian và cách thức áp dụng. Cũng từ báo cáo của World Bank cho biết, 50-60% nông dân trồng lúa đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức đề nghị, bởi vì họ tin rằng liều cao hơn sẽ có hiệu quả hơn.

Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường đã từng phát biểu: “Khu vực nông thôn mà nghe tiếng ếch, nhái là rất ít. Con đỉa ngày xưa chị em đi cấy là nỗi sợ hãi, thì hiện nay hầu như cũng không còn”. Nguyên Bộ trưởng chỉ ra vấn đề là việc lạm dụng thuốc BVTV khiến môi trường bị thay đổi, ảnh hưởng nặng nề.

Để giảm được việc lạm dụng thuốc BVTV trên các mảnh ruộng, buộc phải có các hành động cụ thể từ người dân. Bởi, đa phần không hẳn người làm nông nào cũng đều lạm dụng thứ chất độc này.

Ở Quảng Ngãi, có một làng người ta sẵn sàng “bỏ chơi” với những ai lạm dụng thuốc BVTV. Chủ các máy cày có thể từ chối làm đất nếu biết nhà nào đó dùng thuốc diệt cỏ quá nhiều trước vụ. Người dân sẵn sàng trả thêm tiền cho chủ máy để cày ải đất kỹ lưỡng hơn. Cỏ mọc trong lúa, người dân không phun thuốc diệt mà họ tự nhổ bằng tay; với chuột họ dùng bả sinh học. Phân hóa học cũng ít hơn, thay vào đó là phân chuồng.

Sự “tiện tay” không chỉ đến từ việc dùng thuốc BVTV để rút ngắn thời gian, công sức. Sau mỗi mùa gặt, bạn có thể nhận thấy những cánh đồng bốc cháy bởi người dân đốt rơm rạ. Sự ô nhiễm từ việc này đã được nói nhiều, nhưng không hiệu quả. Những làn khói xộc thẳng vào thành phố làm giảm tầm nhìn, ô nhiễm.

Những tàn dư sau một cú châm lửa không đem lại nguồn dinh dưỡng cho đất, mặt khác đó còn là tác hại. Người làm nông biết điều này nhưng họ vẫn làm, bởi đây là cách nhanh nhất.

Nhiều người dân ở các làng quê Thừa ThiênHuế cũng đã nhận ra được sự nguy hiểm từ việc canh tác nông nghiệp theo kiểu “cực đoan” trên. Họ chuyển qua làm nông nghiệp sạch. Nhưng nhận thức của một vài người vẫn chưa đủ xoay chuyển cả một nền nông nghiệp rộng lớn.

Bải, ảnh: Nguyễn Đắc Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nữ doanh nhân giỏi kinh doanh, giàu lòng nhân ái

Trong số những doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế, chị Trần Thị Ngọc Yến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Ngọc Yến là tấm gương sáng, luôn được nhắc đến ở các diễn đàn. Thành tựu mà chị gặt hái không chỉ dừng lại ở con số doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, mà còn là những hoạt động thiện nguyện, tấm lòng luôn hướng về cộng đồng.

Nữ doanh nhân giỏi kinh doanh, giàu lòng nhân ái
Return to top