ClockThứ Năm, 17/07/2014 06:11

Nên thu hồi toàn bộ thửa đất nếu diện tích còn lại không đủ xây dựng nhà ở

TTH - Nguyên tắc của bồi thường hỗ trợ tái định cư là: Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; cho nên chủ sử dụng có đất bị thu hồi không thể yêu cầu bồi thường theo giá đất ở đối với đất nông nghiệp liền kề đất ở.

Tuy nhiên, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có xảy ra hiện tượng mà mọi người thường đùa rằng: “Nhà ai hun hút sâu trong hẻm. Bỗng chốc hiên ngang lộ mặt tiền”. Chỉ mới căn cứ vào giá đất hàng năm của UBND tỉnh thì những ngôi nhà, thửa ở vị trí 2, 3, 4 bỗng chốc trở thành vị trí 1, giá trị tăng lên gấp nhiều lần. Và một vài năm sau đó, nếu dự án được điều chỉnh mở rộng hoặc những ngôi nhà “lộ mặt tiền” này tiếp tục bị thu hồi, Nhà nước phải đền bù cho họ với giá đất ở vị trí 1 do chính Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đã tạo ra trước đó. Nhưng, trước đó chính Nhà nước cũng đã đền bù cho những ngôi nhà vị trí 1 đã được di dời.

Tại sao những thửa đất ở vị trí 2,3,4 trở thành vị trí 1 với giá trị tăng thêm do Nhà nước tạo ra không phải chi trả, bù đắp lại một phần cho Nhà nước? Việc hưởng lợi của họ là không có căn cứ pháp luật. Chính sách nhà nước là điều tiết lợi ích để làm sao khắc phục được chuyện rủi, may này. Pháp luật quy định: Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Lợi ích của những thửa đất lộ mặt tiền này rõ ràng chưa được điều tiết cho phù hợp với những đối tượng bị ảnh hưởng có đất bị thu hồi và san sẻ một phần kinh phí cho ngân sách.

Nếu diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi đất không đủ điều kiện xây dựng để ở theo quy định của UBND tỉnh thì nên ra quyết định thu hồi toàn bộ thửa đất. Điều này vừa tránh được việc tồn tại nhà siêu lép, siêu mỏng vừa tránh được việc phải ra quyết định thu hồi, tổ chức giải phóng mặt bằng nhiều lần, gây tốn kém.

Qua đó, việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần quy định cụ thể đối với loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đặc biệt là đối với đất sản xuất, kinh doanh. Một số tỉnh có quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân là 25m2 cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 3m2. Trên cơ sở đó, cho phép những thửa đất còn lại không đủ chuẩn tối thiểu để xây dựng nhà ở (40m2, cạnh mặt tiền 4m, cạnh chiều sâu vuông góc với mặt tiền 5m) có thể chuyển đổi mục đích sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí quỹ đât.

Th.s Luật sư Nguyễn Văn Phước
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh

TIN MỚI

Return to top