ClockThứ Tư, 15/10/2014 07:29

Người cao tuổi hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 06/NĐ-CP của Chính phủ

TTH - Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông N.H.T, Hội Người cao tuổi phường Vĩnh Ninh, TP Huế thắc mắc về chế độ chính sách dành cho đối tượng bảo trợ xã hội. Theo ông, tại sao người già trên 85 tuổi không được hưởng hệ số 1,5 theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ mà chỉ được hưởng hệ số 1.0 theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Phải chăng như thế là thiệt thòi cho các đối tượng đã bước sang tuổi 85? Nếu được hưởng theo Nghị định 13 thì các đối tượng này có được truy lĩnh số tiền chưa được nhận hay không?

Ông Đinh Mẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo trợ xã hội và Bảo vệ chăm sóc trẻ em Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh giải thích: Hiện nay, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13-4-2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn hiệu lực thi hành. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27-2-2010 chỉ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 cũng như nâng mức trợ cấp cho từng hệ số.

Riêng ông N.H.T (tên ghi tắt, không ghi địa chỉ cụ thể) nên không thể biết ông T là ai, thuộc đối tượng có hoàn cảnh như thế nào nên khó có thể trả lời cụ thể. Chúng tôi chỉ có thể trả lời chung về chế độ bảo trợ dành cho người cao tuổi.

Đối với người cao tuổi thực hiện theo Luật Người cao tuổi. Cụ thể, Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, tại khoản 1 và 2, điều 6 đã quy định rất rõ mức trợ cấp cho người cao tuổi. Nghị định 06 so với các nghị định trước đây ưu tiên cho người cao tuổi hơn nhiều. Trong đó, mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với người cao tuổi quy định tại Điều 17, Luật Người cao tuổi sống tại cộng đồng do UBND xã, phường, thị trấn quản lý như sau: Mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; mức 270.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,5) đối với người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện nêu trên mà không có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng...

Đối với những người chưa được hưởng chế độ bảo trợ, thì phải có tờ khai thông tin của người cao tuổi gửi UBND cấp xã để Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xem xét. Nếu thấy đúng quy định, UBND cấp xã gửi đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để thẩm định. Căn cứ hồ sơ và kết quả thẩm định, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội trình UBND cùng cấp phê duyệt. Mức hưởng, thời gian hưởng sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố ghi rõ trong quyết định.

Hải Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Return to top