ClockThứ Ba, 30/06/2015 16:00

Phải tính trước

TTH - Sau Bệnh viện Trung ương Huế, Cố đô lại có thêm Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế (ĐHYD). Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng với uy tín của một trường đại học danh tiếng và bằng chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện ĐHYD đã nhanh chóng khẳng định thương hiệu, thu hút ngày càng đông bệnh nhân.

Ô tô, taxi đậu đỗ hai bên khiến đoạn đường Nguyễn Huệ trước BV ĐHYD đôi lúc bị thu hẹp

Tuy nhiên, cũng xuất phát từ lý do trên mà đoạn đường Nguyễn Huệ trước cổng bệnh viện ngày càng trở nên chật chội, đông đúc. Người bán hàng gánh, hàng rong tập hợp lộn xộn chưa nói, riêng ô tô của người nhà bệnh nhân, của người đi khám, của người đi thăm, cộng thêm taxi đón, chờ, trả khách… cứ nhè khu vực cổng bệnh viện mà tụ tập cả đoạn dài khiến cho đường Nguyễn Huệ từ là một trong những tuyến đường rộng rãi, lưu thông thoải mái nhất Huế, bỗng có lúc trở nên tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp cục bộ rất khó chịu.

Giải pháp nào cho vấn đề? Không ngại mình “kiến văn” hạn hẹp, tôi cứ thử tư duy xem nhưng quả thực… bí. Tất cả đều là “khách hàng” của bệnh viện, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Lý ra bệnh viện phải bố trí chỗ đậu đỗ, gửi xe cho khách hàng của mình để không ảnh hưởng giao thông công cộng. Nhưng mặt bằng của Bệnh viện ĐHYD – với quy mô dự kiến là một bệnh viện thực hành- rất hạn chế, không thể tiếp nhận cho xe đậu đỗ như ở Bệnh viện Trung ương Huế. Trừ phi bệnh viện này được tái đầu tư thật quy mô, xây thêm tầng hầm và có thể cả một số tầng phía trên nữa cho ô tô, xe máy đậu đỗ. Hoặc nữa, giải pháp thứ hai là…chuyển bệnh viện đến vị trí khác, phù hợp hơn.
Vậy nhưng, để làm được những điều trên là không hề đơn giản và chắc hẳn còn phải chờ lâu lắm. Thế nên, giải pháp tối ưu trước mắt có lẽ phải “nhờ” bàn tay của chính quyền. Cần phải kẻ vẽ, quy định vị trí đậu đỗ của ô tô, thậm chí cả thời gian tối đa mỗi xe được phép đậu đỗ; quá thời gian thì phải có chế tài đủ sức khiến chủ xe phải “quan tâm”.
Riêng với taxi thì chỉ được phép đón, trả khách là đi ngay; kiên quyết không cho đậu chờ khách ở khu vực này.
Dân số đang ngày càng đông, bệnh viện đang ngày càng uy tín và không ngừng được đầu tư trang cấp các phương tiện khám chữa bệnh tiên tiến, lượng bệnh nhân đổ đến khám, điều trị chắc chắn sẽ ngày càng nhiều thêm. Nếu không lường trước, không có giải pháp trước, không chừng đường Nguyễn Huệ của Huế chẳng mấy chốc sẽ trở nên chật hẹp, lộn xộn như đường Nguyễn Huy Tự trước kia và đường Ngô Quyền đoạn sau lưng Bệnh viện Trung ương Huế hiện nay.
Hy Khả
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Return to top