ClockThứ Tư, 23/10/2024 12:21

“Sai sai” trong quản lý, sử dụng đường vào lăng Thoại Thánh

TTH.VN - Đường lát gạch mong manh dễ vỡ, nhưng người ta cứ vô tư lũ lượt cho xe tải vô ra để chở gỗ rừng trồng đang vào kỳ khai thác...
 Hồ sen & trụ biểu trước lăng Thoại Thánh

Cầu Hữu Trạch được xây dựng xong và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho mọi người lên vùng Định Quán- Hương Thọ để thăm lăng Gia Long- ông vua khai sinh Triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Tôi cũng đã một vài lần đến đây, đứng ở khu vực tẩm điện của nhà vua và hoàng hậu, nhìn sang bên kia thấy đôi trụ biểu lớn, được giới thiệu là lăng Thoại Thánh của mẹ vua Gia Long. Rất muốn ghé qua nhưng thấy khoảng cách không hề gần, mà đường đi lối lại thì chưa tường, thời gian lại không cho phép, nên thôi.

Lăng Thoại Thánh vừa được trùng tu

 

 Tẩm điện- Nơi an táng Hiếu Khang Hoàng hậu

Lần này lên Định Quán, tôi chọn lối cầu Hữu Trạch để đi. Không chỉ có cầu mà cả con đường trục nối từ cầu suốt tới lăng Gia Long hóa ra cũng đã được đầu tư đổ bê tông rộng rãi, phẳng phiu, ô tô có thể 2 chiếc tránh nhau thoải mái. Đường đi phải nói là sướng ngoài sức tưởng tượng. Đang hân hoan vui vẻ cùng con đường thì chợt thấy bên mé phải có tấm biển chỉ lối vào lăng Thoại Thánh. Một con đường lát gạch nối từ trục đường chính dẫn vào. Quá tốt, cơ hội để đến thăm lăng bà thân mẫu của vua mà trong bụng từng dợm mấy lần vẫn chưa đến được. Con đường này nghe nói được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đầu tư cách đây mấy năm để vừa tôn tạo cảnh quan vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách đến viếng một di tích quan trọng và có thể nói là cổ nhất trong hệ thống lăng mộ nhà Nguyễn từ lúc vua Gia Long xưng đế.

Con đường lát gạch đẹp trang nhã, phù hợp với không gian u tịch của di tích. Nhưng sao lạ quá, nghe nói đầu tư chưa lâu lắm mà sao đường đã bong tróc, vụn vỡ thế này. Đến khi vào đến lăng Thoại Thánh, tôi mới vỡ lẽ khi nghe tiếng máy cưa rộn ràng cả góc rừng. Thì ra, đường thì lát gạch mong manh dễ vỡ, nhưng người ta cứ vô tư lũ lượt cho xe tải vô ra để chở gỗ rừng trồng đang vào kỳ khai thác, đường không tan mới lạ.

 Con đường lát gạch làm sao chịu nổi tải trọng của những chuyến xe chở gỗ?

Không dễ dàng gì để đầu tư một con đường dễ thương và ý nghĩa như thế, nhưng quản lý và sử dụng thì hình như đang có cái gì đó sai sai. Cần phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục, chấn chỉnh, nếu không thì dù cho sau này có đầu tư lại, con đường cũng sẽ lại bị băm nát là điều khó tránh.

Nằm trong quần thể lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng), như đã nói, lăng Thoại Thánh là nơi yên nghỉ của thân mẫu vị vua đầu triều Nguyễn, bà Hiếu Khang Hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn (1736-1811). Đây là khu lăng mộ của một bà Hoàng thái hậu được xây dựng sớm nhất dưới triều Nguyễn. Lăng được đích thân vua Gia Long coi sóc, đốc thúc thầy thợ xây dựng.

Điện Thoại Thánh  được đầu tư tu bổ, phục hồi thích nghi .

Trải hơn 200 năm tồn tại, lăng bị xuống cấp nghiêm trọng theo mưa nắng thời gian và những tác động tiêu cực khác. Năm 2023, lăng Thoại Thánh  được đầu tư trùng tu và đang dần trở thành một điểm đến thú vị trên trục đường tiến vào lăng Thiên Thọ. Điện Thoại Thánh (khu vực thờ tự) cũng vừa được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi với tổng kinh phí hơn 73 tỷ đồng.

Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ra mắt bộ sách Huế kỳ bí qua góc nhìn của người phương Tây nửa đầu thế kỷ XX

Bộ ấn phẩm “Huế kỳ bí” gồm 3 cuốn: Huế điều kỳ bí (Louis Chochod), Lăng Gia Long (Léopold Cadière) và Tuyển tập đồ bản và địa danh Kinh thành Huế (Henri Cosserat & Léopold Cadière) do MaiHaBooks liên kết cùng Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành vừa được giới thiệu đến công chúng chiều 23/9 tại Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế.

Ra mắt bộ sách Huế kỳ bí qua góc nhìn của người phương Tây nửa đầu thế kỷ XX
Rừng xanh tóc trắng

Trong một cuộc “trà dư tửu hậu” với anh bạn người Phù Bài, bạn bảo: “Tìm hiểu về văn hóa ngôi làng có trên 500 tuổi như Phù Bài thì nói mãi không hết. Làng không chỉ là những sắc phong do vua ban, khế ước đất đai thời phong kiến - mang giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc - mà các cụ hồi xưa còn để lại cho lớp hậu bối một khu rừng nguyên sinh theo đúng nghĩa quanh lăng Ngài”. Câu chuyện “người làng” kích thích tôi phải trở về Phù Bài một chuyến trong cái tiết chớm xuân bắt đầu ngọt.

Rừng xanh tóc trắng
Nghệ thuật nề đắp nổi tại lăng Thoại Thánh - Huế

Nghệ thuật trang trí thời Nguyễn với những giá trị đặc trưng chứa đựng những ý nghĩa tạo hình độc đáo, đặc sắc với chiều sâu tâm linh, nhân văn lắng đọng. Bên cạnh nhiều di tích lăng vua, cung điện danh tiếng còn có một số lăng các bà hoàng ít được biết đến. Một trong những di tích có giá trị đó là lăng Thoại Thánh, một trong những lăng các bà hoàng đã từng có nguy cơ là phế tích và hiện đang được trùng tu, tôn tạo. Nơi đây còn đọng lại nhiều hoa văn trang trí có giá trị mỹ thuật cao, trong đó hoa văn trang trí nề đắp nổi rất đặc sắc và phổ biến.

Nghệ thuật nề đắp nổi tại lăng Thoại Thánh - Huế
Trồng 550 cây xanh dọc tuyến đường vào lăng Gia Long

Ngày 13/2, UBND phường Hương Thọ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức lễ ra quân “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại tuyến đường vào khu vực di tích lăng Gia Long.

Trồng 550 cây xanh dọc tuyến đường vào lăng Gia Long
Return to top