ClockThứ Hai, 29/07/2013 05:46

Thương cảm cháu bé 3 tháng tuổi bị bệnh tim nặng

TTH - Mới 3 tháng tuổi nhưng cháu Đào Hữu Chiến (thôn Quyết Thắng, xã Iasao thị xã AXunPa, tỉnh Gia Lai) đã phải chuyển từ bệnh viện này đến bệnh viện khác và “dính” với giường bệnh hơn 2 tháng vì bệnh tim bẩm sinh. Hiện Chiến đang nằm tại Phòng cấp cứu Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng bệnh rất nặng.
Không có tiền đi xe thồ, anh Đào Minh Đức (sinh năm 1986), cha của bé Chiến thất thểu đi bộ từ Bệnh viện đến Báo Thừa Thiên Huế để “cầu cứu”. Vẻ mặt lo lắng, thất thần, anh Chiến kể: Sau khi sinh và ở lại bệnh viện 1 tuần, Chiến được đưa về nhà. Thấy cháu thường xuyên ho, người tím tái, gia đình đưa Chiến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Các bác sĩ tiến hành thăm khám, chụp CT, siêu âm tim cho Chiến và chẩn đoán cháu bị viêm phổi nặng và mắc bệnh tim bẩm sinh. Bệnh viện này không có khả năng điều trị, phẫu thuật tim nên phải chuyển đến bệnh viện khác. Tuy nhiên, vì sức khỏe của cháu quá yếu, nếu chuyển viện sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên Chiến được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 1 tháng 10 ngày. Đến ngày 9-7-2013, bệnh viện Đa Khoa chuyển cháu ra Bệnh viện Trung ương Huế. Từ đó đến nay, Chiến không rời được phòng cấp cứu.
 
Bệnh nhi Đào Hữu Chiến bị tim bẩm sinh nặng, luôn phải thở ô-xy
 
Chiều ngày 23/7, chúng tôi đến Phòng cấp cứu, Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. Hàng ngày, cha mẹ các bệnh nhi chỉ được vào thăm con trong thời gian ngắn theo quy định, nên họ chỉ biết thấp thỏm ngồi tại phòng chờ hoặc ngoài hành lang trước cửa phòng cấp cứu. Dù đã nửa tháng trôi qua, nhưng dường như không “chịu quen” với hoàn cảnh thực tại, cha mẹ bé Đào Hữu Chiến vẫn sốt ruột, bồn chồn, đi đi, lại lại trong hành lang và ngóng vào phía trong phòng cấp cứu. “Tội nghiệp con tôi, mới chào đời đã mắc bệnh hiểm nghèo. Từ hôm chuyển ra đây, cháu phải thở oxy cho đến bây giờ. Nếu ống thở rơi ra, cháu liền tắt thở, tím tái. Bác sĩ nói tim cháu bị suy nặng lắm. Có hôm cháu tắt thở, bệnh viện phải dùng máy hỗ trợ”, chị Trần Thu Tình, mẹ của bé Chiến buồn bã nói. Theo lời kể của cha mẹ cháu Chiến, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế chăm sóc chữa trị cho cháu rất tận tình. Tuy nhiên, bệnh của Chiến rất nặng, khó có thể dùng phương pháp phẫu thuật mà phải chờ quả tim nhân tạo và máy móc hiện đại mới có thể đáp ứng.
 
Mọi sự chia sẻ, giúp đỡ xin gửi về cháu Đào Hữu Chiến, đang điều trị tại Phòng cấp cứu, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế (có cha mẹ là anh Đào Minh Đức ĐT 0166.836.9768, chị Trần Thu Tình ĐT 0129.486.0632) hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế.
Ngoài lo cho tính mạng của con không biết sẽ ra sao, cha mẹ bé Chiến còn lo không biết lấy đâu ra tiền để “theo” con dài ngày ở bệnh viện. Vốn sống bằng nghề làm ruộng, thu nhập phải tằn tiện lắm mới đủ trang trải cuộc sống. Từ khi sinh con (đầu lòng) rồi con bệnh nặng, vợ chồng suốt ngày túc trực ở bệnh viện khiến họ phải vay nợ rất nhiều. “Ai mách tôi nơi nào có thể xin hỗ trợ, tôi đều tới, mong có tiền để tiếp tục cho con ở bệnh viện điều trị, nhưng chưa có kết quả. Nếu bây giờ cháu rời bệnh viện, thì chỉ có nước mất mạng”, anh Đức nói bằng giọng tuyệt vọng.
Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Return to top