ClockThứ Bảy, 16/05/2020 09:07

Tìm “lối thoát” cho Cơ sở 3 - Trường cao đẳng Công nghiệp Huế

TTH - Bên trong khuôn viên rộng lớn với tòa nhà 2 tầng cơ sở vật chất hư hỏng, xuống cấp theo thời gian, một số nơi cây cối mọc um tùm… là thực trạng tại Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế - Cơ sở 3, đóng tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang.

Kỷ niệm 120 năm thành lập Trường cao đẳng Công nghiệpTự hào học sinh Kỹ thuật Huế

Cơ sở 3 - Trường CĐCN Huế bỏ hoang sau nhiều năm và sẽ được kiểm tra, sắp xếp lại vào cuối tháng 5 này

Nhập nhằng chuyển giao

Nằm bên QL49 hướng TP. Huế - Thuận An, Trường CĐCN Huế - Cơ sở 3 từng sôi động bởi lượng học sinh, sinh viên theo học. Những năm gần đây, cơ sở này bị bỏ hoang. Trước cổng treo biển thông báo: “Không phận sự cấm vào”.

Dọc tường rào bên ngoài trường, cây cối mọc lộn xộn. Bên trong, các phòng học có phòng khóa kín, có phòng cửa mở toang. Trang thiết bị, vật dụng như bàn ghế bám dày bụi, hư hỏng. Khu vực nhà xe được người dân “mượn” để đậu ô tô. Cạnh đó, một vài phòng được tận dụng chứa đồ.

Theo tìm hiểu chúng tôi, Cơ sở 3 Trường CĐCN Huế trước đây là trụ sở của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Phú Vang. Sau khi đơn vị này chuyển về trụ sở mới ở thị trấn Phú Đa, thì được bàn giao lại cho Trường cao đẳng Kinh tế thương mại Hà Tây hoạt động (nay là Cơ sở 3 Trường CĐCN Huế, trực thuộc Bộ Công thương).

Một lãnh đạo xã Phú Dương cho hay, có khi thấy sinh viên về học, có khi thì không, nhưng đa số không thấy. Trường không báo với địa phương và xã cũng không quản lý.

Đại diện Trường CĐCN Huế cho biết, thực hiện ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong một đợt làm việc với lãnh đạo tỉnh về vấn đề chuyển giao cơ sở này cho tỉnh để mở rộng Trường THPT Phan Đăng Lưu cạnh đó, sau nhiều lần làm việc với các bên liên quan vẫn chưa thống nhất được phương án chuyển giao. Chính vì thế, trường đề nghị Bộ Công thương cho phép giữ lại cơ sở này để tiếp tục làm nơi thực hành và mở rộng trung tâm dịch vụ bổ trợ cho các ngành du lịch và công nghệ.

Trường cho rằng, từ năm 2017 đến nay trong khi chờ đợi hướng dẫn các đơn vị có thẩm quyền, trường đã cố gắng thực hiện duy trì, quản lý cơ sở vật chất, tiến hành gom các tài sản còn tốt như bàn, ghế, tủ… chuyển đến cơ sở khác để sử dụng, tránh lãng phí.

Sẽ kiểm tra hiện trạng

Cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh đã có công văn gửi Bộ Tài chính và Bộ Công thương.

Theo UBND tỉnh, cơ sở vật chất hạ tầng như khu giảng đường, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá của Trường CĐCN Huế được đầu tư giai đoạn 2007-2016 và theo quy hoạch đến năm 2020, chủ yếu tập trung tại Cơ sở 1 và Cơ sở 2.

Riêng Cơ sở 3 từ khi được chuyển giao không được đầu tư gì thêm, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nằm phân tán, cách xa 2 cơ sở còn lại khoảng 10 km, hiệu quả sử dụng thấp, diện tích đất nhỏ nên không thể đầu tư phát triển thêm. Trong khi Cơ sở 2 được tỉnh giao đất tại khu đô thị mới An Vân Dương ngay trung tâm TP. Huế gần với Cơ sở 1 hiện chỉ mới đầu tư một nhà xưởng thực hành với diện tích 5.700m2 trên 8,41 ha đất được cấp, đảm bảo diện tích phát triển lâu dài theo định hướng nâng cấp trường thành trường đại học.

Bên cạnh đó, hiện nay, Trường THPT Phan Đăng Lưu (tiếp giáp với khu đất Cơ sở 3) có diện tích chật chội, không đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu sân chơi, bãi tập, phải đi mượn cơ sở khác để làm phòng học. Vì thế, tỉnh đề nghị điều chuyển tài sản nhà nước là Cơ sở 3 của Trường CĐCN Huế cho tỉnh để đầu tư, mở rộng Trường THPT Phan Đăng Lưu theo quy hoạch, nâng cấp trường đạt chuẩn quốc gia.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Luận, Phó hiệu trưởng Trường CĐCN Huế cho hay, liên quan đến Cơ sở 3 của trường, UBND tỉnh và cơ quan chủ quản của trường là Bộ Công thương cũng đã có các buổi làm việc cũng như trao đổi bằng văn bản. Mới nhất, vào ngày 12/5, Bộ Công thương cũng có văn bản gửi UBND tỉnh, do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng ký.

Theo đó, Bộ Công thương đề nghị tỉnh phối hợp hoặc cử cơ quan liên quan phối hợp với Bộ thực hiện kiểm tra các cơ sở nhà, đất của Trường CĐCN Huế (bao gồm 3 cơ sở) để có cơ sở xem xét phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của trường gửi cấp có thẩm quyền có ý kiến theo quy định. Thời gian tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất dự kiến vào cuối tháng 5.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

TIN MỚI

Return to top