ClockThứ Bảy, 05/01/2013 06:52

Xin hãy cứu giúp mẹ, con chị Nguyễn Thị Đào

TTH - “Hoàn cảnh gia đình tôi, mẹ góa con côi. Bản thân tôi bị bệnh tim mãn tính, nay đã đến giai đoạn cuối, chưa biết sống chết ra sao. Con thì bị bệnh teo cơ từ năm 1 tuổi, mọi sinh hoạt đều dựa vào người khác... Gia đình tôi hiện đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Rất mong sự cứu giúp của Báo Thừa Thiên Huế và các nhà hảo tâm để tôi được chữa bệnh, sống vui cùng đứa con tật nguyền ngày nào hay ngày đó...”. Đó là nội dung đơn kêu cứu của bà Nguyễn Thị Đào, trú tại tổ 11, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà gửi đến Báo Thừa Thiên Huế.

Nhận được lá đơn kêu cứu thống thiết của chị Nguyễn Thị Đào, chúng tôi đã về tổ 11, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, nơi mẹ con chị Đào sinh sống. Bà Trần Thị Mỹ Phương, hàng xóm của chị Đào cho hay, hoàn cảnh chị Đào rất khó khăn và tội nghiệp. Một mình chị vừa ốm đau triền miên vừa phải nuôi đứa con tật nguyền. Chị Đào là một hộ nghèo “kinh niên” của tổ, của xã. Vừa qua, chị Đào được UBND xã Hương Vân hỗ trợ 10 triệu đồng và được vay 8 triệu đồng với lãi suất ưu đãi để xóa nhà tạm. Ngoài ngôi nhà ra, mẹ con chị không có vật dụng gì đáng giá. Hiện nay, nếu không nhờ sự cưu mang của gia đình người anh trai không biết chị Đào và con có sống đến hôm nay nữa không. Hàng xóm thì nghèo, chẳng giúp gì nhiều được cho mẹ con chị. Cũng mong các nhà hảo tâm chia sẻ để giúp đỡ mẹ con chị Đào vượt qua những khó khăn trước mắt, tiếp tục được sống.

 

Nguyễn Công (con chị Đào) phải nhờ người khác trợ giúp trong đi lại, sinh hoạt

 

Theo lời kể của chị Đào, bi kịch của chị bắt đầu từ khi sinh ra cháu Nguyễn Công. Vừa sinh con ra, chị cũng vừa biết mình bị bệnh hở van tim. Không có tiền chữa trị, chị cứ cố nén cơn đau làm lụng đủ thứ việc để nuôi con. Tai họa tiếp tục ập tới gia đình chị khi đứa con trai duy nhất vừa tròn 1 tuổi thì cơ cứ teo dần, không thể tự vận động được, phải nhờ người khác giúp đỡ trong việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt. Nuốt nước mắt vào lòng, chị cố gắng hết sức để nuôi đứa con tật nguyền. Sau một thời gian dài, do không được chữa trị và mải lo làm ăn, bệnh tim của chị cứ thế nặng dần. Đến khi không thể làm được việc gì, mẹ con chị sống dựa vào sự cưu mang của người anh trai Nguyễn Đình Trọng. Những lúc đau ốm, bệnh tim tái phát phải nhập viện đều có gia đình anh trai lo lắng. Cứ vài ba tháng, chị phải nhập viện điều trị 1 lần. Chị thuộc diện hộ nghèo, được giảm chi phí, nhưng mỗi đợt điều trị cũng mất từ 5 đến 7 triệu đồng. Số tiền trên, chị đều phải vay mượn bà con làng xóm, sau đó đến mùa thu hoạch lúa, đậu... anh trai chị lại trả dần. Nay, chị dâu bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người nên sự “cứu cánh” duy nhất của chị có nguy cơ không còn nữa.

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, gia đình anh Trọng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Với 2,1 sào ruộng lúa nước và 4 sào ruộng khô, chủ yếu trồng lạc và hoa màu cũng chỉ tạm đủ ăn trong gia đình. Nay, vợ anh Trọng bị tai biến mạch máu não nên hoàn cảnh của anh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc chu cấp cho chị Đào thực sự là bài toán nan giải đối với gia đình anh. Hiện, bệnh tình của chị Đào đã trở nặng. Hàng ngày, bác sĩ trạm y tế xã phải đến tận nhà tiêm thuốc trợ tim cho chị Đào. Số tiền thuốc này vẫn phải nợ dồn ở bác sĩ để đến vụ thu hoạch lúa, lạc, anh Trọng trả dần. Thông qua bài viết này, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện để chị Đào được chữa bệnh, ổn định cuộc sống gia đình. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Chị Nguyễn Thị Đào, tổ 11, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế. Chúng tôi sẽ trao tận tay chị Đào. 

Bài và ảnh: Hải Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top