ClockThứ Năm, 06/04/2023 13:00
CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN:

Đừng để “tiền mất tật mang”

TTH - Mặc dù Luật Nhà ở năm 2014 quy định khá rõ ràng, trong 5 năm đầu tiên, người mua nhà ở xã hội bị cấm giao dịch mua bán, chuyển nhượng căn hộ, nhằm đảm bảo loại hình nhà ở này phục vụ đúng đối tượng là người thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo ghi nhận, việc rao bán nhà ở xã hội khi chưa đủ thời hạn quy định đang diễn ra khá nhộn nhịp.

Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hộiKhắc phục tồn tại, phát huy nguồn lực đất đai

leftcenterrightdel
Các thông tin rao bán nhà ở xã hội khá nhiều trên các trang web 

Mua bán công khai

Dạo một vòng các hội nhóm buôn bán bất động sản, hội các chung cư trên địa bàn dễ dàng nhận được các thông tin mua bán căn hộ nhà ở xã hội. Ngoài các căn nhà ở xã hội đã đi vào sử dụng khá lâu, vẫn có rất nhiều thông tin rao bán các căn chung cư nhà ở xã hội khi thời gian đi vào sử dụng mới chỉ 1-2 năm.

Chủ một căn hộ nhà ở xã hội chia sẻ, ban đầu mình mua chung cư nhà ở xã hội để ở, song sau 1 thời gian sinh sống thấy ở chung cư khá bất tiện. Ba mẹ mình cũng già rồi, nên mình quyết định chuyển về sống cùng ba mẹ để có thể chăm sóc ông bà tốt nhất. Ngoài ra, việc vay thương mại để mua nhà ở xã hội như hiện nay cũng gây cho mình một áp lực trả nợ không nhỏ, khi lãi suất của ngân hàng đang rất cao. Vì thế, vợ chồng mình bàn nhau bán căn chung cư này vừa để giảm áp lực kinh tế, vừa chu toàn chuyện gia đình.

Khi hỏi về hình thức mua, chủ căn hộ chia sẻ, vì chỉ mới bàn giao đưa vào sử dụng chưa được 1 năm, nên hơn 4 năm sau căn hộ mới được phép chuyển nhượng. Vì thế trước mắt, việc mua bán sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng ủy quyền tại văn phòng công chứng. Sau thời hạn 5 năm khi đủ điều kiện giao dịch, hai bên sẽ tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng.

Khi chúng tôi hỏi, “4 năm sau, em biết tìm anh chị ở đâu để làm các thủ tục sang tên sổ” thì người này lại trả lời “Anh ở Huế, nên em muốn tìm anh thì gọi điện thoại, anh hỗ trợ em liền”.

Những lời hứa như trên không biết có giá trị không, vì trên thực tế có khá nhiều trường hợp sau khi cầm tiền của người mua thì “bặt vô âm tín", hay muốn thực hiện chuyển nhượng sau này phải “cầu cạnh” rất khó khăn. Chưa nói có những vấn đề phát sinh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sở hữu tài sản của người mua, hay nếu khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng mua bán nhà ở xã hội giữa hai bên đều bị coi là vô hiệu, do vi phạm pháp luật.

Nhiều rủi ro

Không chỉ có căn nhà ở xã hội này, mà rất nhiều căn nhà ở xã hội được môi giới, chủ nhân căn hộ rao bán công khai trên các trang mạng với hình thức mua bán theo hợp đồng công chứng. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Nhà ở năm 2014, các trường hợp thuê mua, mua nhà ở xã hội chỉ được giao dịch bán lại nhà trong thời gian tối thiểu 5 năm, kể từ ngày thanh toán toàn bộ tiền thuê mua, tiền mua nhà ở xã hội.

Trong thời hạn 5 năm kể từ thời điểm thanh toán tiền mua nhà, người thuê, mua nhà ở xã hội chỉ có quyền chuyển nhượng nhà ở xã hội cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định của Nhà nước. Việc bán nhà ở xã hội trong trường hợp này sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Về giá bán, Luật cũng quy định nếu bán cho đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội quy định thì người mua, thuê mua nhà chỉ được phép bán lại với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng thời điểm, địa điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, các căn hộ này đang được rao bán với giá giao động từ 20-24 triệu đồng/m2, cao rất nhiều lần so với giá bán thực tế của nhà đầu tư bán cho các chủ căn hộ trước đó (giá bán các dự án chung cư nhà ở xã hội hiện nay ở mức 15-16 triệu đồng/m2).

Chủ một dự án đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn khuyến cáo, người mua không nên mua các căn chung cư theo hình thức hợp đồng công chứng như hiện nay, vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Một trong những hệ lụy lớn nhất hiện nay mà các căn chung cư nhà ở xã hội mua bán công chứng đang gặp phải là tình trạng không làm được sổ đỏ do nhiều nguyên nhân, như việc thực hiện chuyển nhượng trong khi chưa đủ thời hạn 5 năm và không đảm bảo được đối tượng mua nhà…

Để tạo điều kiện cho người dân, chủ đầu tư đang hỗ trợ mua lại các căn nhà ở xã hội khi các chủ căn hộ muốn thực hiện chuyển nhượng do khó khăn về tài chính hay không có nhu cầu ở. Tuy nhiên, việc hỗ trợ mua lại sẽ được thực hiện theo đúng các trình tự thủ tục liên quan đến mua bán nhà ở xã hội, vị này nhấn mạnh.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

TIN MỚI

Return to top