ClockThứ Bảy, 18/08/2018 13:15

Nan giải “xe ké, xe chui”

TTH - Hàng loạt xe 7 chỗ núp bóng hợp đồng, du lịch công nhiên hoạt động đón khách trái quy định, kinh doanh “chui”, không đóng thuế… đang diễn biến phức tạp trên tuyến Huế- Đà Nẵng và ngược lại.

Tăng cường kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đảm bảo ATGTKiên quyết không để tái diễn "xe dù, bến cóc"Trên 1.100 xe vận tải bị đình chỉ khai thác tuyến, thu hồi phù hiệu

CSGT ra quân xử lý "xe ké" vi phạm

“Sân chơi” thiếu bình đẳng

Trong vai hành khách, chúng tôi liên hệ vào số điện thoại của một người chạy “xe ké” để liên hệ đi Đà Nẵng. Đúng hẹn, chiếc xe 7 chỗ BKS 75A… đến đón trên đường Trần Thúc Nhẫn. Lúc này, 5 ghế trên xe đã có khách ngồi sẵn. Giá tiền ấn định cho mỗi hành khách từ Huế vào Đà Nẵng là 100.000 đồng/người.

Trên xe, tài xế cho biết đợt này lực lượng chức năng ra quân xử lý ráo riết nên phải tìm cách đối phó; đồng thời không quên dặn, nếu gặp cảnh sát giao thông (CSGT), xin mọi người nói là đi ăn cưới về, xe quen không lấy tiền.

Không hề có phù hiệu xe hợp đồng/du lịch, chiếc xe 7 chỗ này vô tư chở đầy khách, mỗi ngày quay đầu ít nhất 2 chuyến (4 lượt).

Sau đó, chúng tôi dễ dàng gọi điện liên hệ một xe 7 chỗ và được đón ở phường Trường An, TP. Huế trên hành trình vào Đà Nẵng. Giá vé được thỏa thuận 100.000 đồng/lượt. Trên xe tài xế liên tục đến các địa chỉ khác để đón đủ 7 khách trước khi bắt đầu hành trình vào Đà Nẵng. Vẫn với bài cũ, tài xế dặn mọi người “khai” với cơ quan chức năng là vào Đà Nẵng đi ăn cưới, giỗ, chạp.

Lực lượng liên ngành ra quân xử lý “xe ké”

Được biết, cánh tài xế đi “chui” rất sợ lực lượng chức năng phát hiện nhưng vì lợi nhuận cao nên họ bất chấp pháp luật. Xe 7 chỗ, với giá trung bình từ 100.000 đồng/1 người, mỗi ngày chạy 2 chuyến vào – ra, trừ các khoản chi phí, những lái xe này bỏ túi từ 1-1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, dù biết đi xe này là tiếp tay cho vi phạm nhưng chỉ vì những “tiện ích” như đưa đón tận nhà, xe thoáng mát, chạy đúng giờ… nên rất được ưa chuộng. Điều này phần nào lý giải cho việc loại hình này lâu nay tồn tại dai dẳng, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc cho nhiều người, nhất là các doanh nghiệp vận tải chân chính.

Ông Phạm Xuân Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Huế cho biết, trong khi loại hình “xe ké” hoạt động kinh doanh “chui” ở ngoài, không đóng thuế cho nhà nước thì nhiều doanh nghiệp chân chính, nhà xe truyền thống phải nộp nhiều khoản phí: chi phí tài xế, bến bãi, thuế… Do không có lượng khách ổn định vào bến mua vé, nên vẫn còn xuất hiện một số trường hợp các xe truyền thống dừng bắt khách dọc đường, chạy xe không đảm bảo tốc độ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), tạo dư luận không tốt về uy tín, chất lượng.

Cần sự đồng sức, đồng lòng  

Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2018, Phòng CSGT Công an tỉnh đã kiểm tra lập biên bản 23 nghìn trường hợp vi phạm, nộp kho bạc nhà nước gần 17 tỉ đồng; tước giấy phép lái xe, tạm giữ hơn 3.800 trường hợp. Trong đó, đã xử phạt hàng chục trường hợp “xe ké”; phát hiện 15 xe đục lại số khung, số máy, chuyển cơ quan điều tra làm rõ.      

“Một điều dễ nhận thấy, do sợ bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nên khi điều khiển “xe chui”, “xe ké”, tài xế luôn có tâm lý bất an, lo lắng. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho chính cả lái xe và hành khách tham gia giao thông”- Trung tá Đặng Phúc Xuân, Đội trưởng Đội CSGT, Công an TP. Huế cảnh báo.

Đại uý Phan Bảo Trung, Trạm trưởng Trạm CSGT Phú Lộc thông tin, đơn vị thường xuyên nắm tình hình và nhiều lần phát hiện, xử lý lái xe vi phạm, nhất là “xe ké”. Quá trình làm nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, bởi các lái xe tìm đủ cách để đối phó, tìm mọi lý do để biện minh cho hành vi vi phạm. Loại xe này tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, mất công bằng vận tải do không được cấp phép, quản lý, đảm bảo điều kiện kinh doanh vận tải.

Đại tá Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, thời gian qua, Công an tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm “xe dù, bến cóc” cũng như xe “chui”, “xe ké”. Chỉ đạo Công an TP. Huế, Phòng Cảnh CSGT và các đơn vị có liên quan tập trung nắm tình hình, ra quân đồng bộ xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. “Chúng tôi đề nghị cán bộ và Nhân đồng thuận, đồng lòng, nêu cao ý thức “văn hoá giao thông – văn minh đô thị”, kiên quyết tẩy chay loại hình “ xe ké” này. Chỉ có như vậy, thì loại hình này mới không có “đất” để hoạt động, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”- Đại tá Lê Văn Vũ cho biết.

Bài, ảnh: Thái Sơn 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hẹp “đất diễn” của các tài xế xe “ké - ghép”

Vì có việc phải ra Quảng Trị gấp trong thời điểm mưa to, không có tuyến xe cố định, tôi được anh bạn ghé tai giới thiệu “dịch vụ” xe ké. Không chần chừ, tôi gõ cụm từ “xe ké Quảng Trị”, trên tính năng tìm kiếm của facebook ngay lập tức hiện ra nhóm công khai xe ghép “Lao Bảo - Đông Hà - Huế”. Sau một vài thao tác nhỏ như để lại số điện thoại và địa điểm đón, tôi được đáp ứng nhu cầu kèm theo thỏa thuận giá cả.

Thu hẹp “đất diễn” của các tài xế xe “ké - ghép”
Phức tạp nạn “xe dù, bến cóc”

Không ít lần các cấp, các ngành chức năng địa phương đã dẹp nạn “xe dù, bến cóc” , nhưng thời gian gần đây, tình trạng này lại tái diễn, ngang nhiên hoạt động.

Phức tạp nạn “xe dù, bến cóc”
Nan giải rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện nay môi trường ở khu vực nông thôn và các làng nghề bị hạn chế, chất lượng thấp. Thực trạng này có một phần ảnh hưởng không nhỏ của rác thải sinh hoạt (RTSH) chưa được thu gom, xử lý đạt yêu cầu suốt thời gian dài.

Nan giải rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn
Nan giải cải tạo đất ruộng

Qua các đợt mưa lũ, nhiều diện tích ruộng ở các địa phương bị bồi lấp lớp đất bề mặt dẫn đến khó canh tác, năng suất cây trồng thấp. Tuy nhiên, việc cải tạo đất ruộng, hạ thấp độ cao nhằm phục vụ sản xuất - dù là nguyện vọng chính đáng của nông dân nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khó thực hiện.

Nan giải cải tạo đất ruộng

TIN MỚI

Return to top