ClockThứ Sáu, 19/08/2016 13:16

Bảo đảm cấp nước an toàn, tiết kiệm

TTH - Tác động của biến đổi khí hậu, khai thác thiếu kiểm soát của con người khiến nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, suy giảm và ô nhiễm.

Để đảm bảo an ninh nước sạch, cấp nước an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016- 2025, được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung trên phạm vi cả nước.

Điểm cấp nước an toàn được đặt tại Bệnh viện Trung ương Huế phục vụ đắc lực nhu cầu nước uống cho bệnh nhân và người nhà

Chương trình phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90%- 95%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80- 85%. Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95%- 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.

Để đạt được mục tiêu trên, chương trình sẽ thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước; ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn; nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng...

Mặc dù chương trình này vừa mới phê duyệt, song việc xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn đã được thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2008, cụ thể là Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nuớc Thừa Thiên Huế (HueWACO) trực tiếp chủ trì. Qua đó, giúp đơn vị cấp nước chủ động kiểm soát từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định, đủ lượng nước và chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế- xã hội.

Đến nay, tỷ lệ cấp nước sạch toàn tỉnh đạt 80%, với 930 nghìn dân, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, riêng T.P Huế là 100% và khu vực nông thôn đạt 66%. Không chỉ mở rộng hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ người dùng nước mà HueWACO còn thực hiện thành công mục tiêu cấp nước an toàn. Trong đó, phải kể đến sự kiện HueWACO công bố cấp nước an toàn tại T.P Huế vào năm 2008, toàn tỉnh năm 2009. Từ năm 2008 đến nay, HueWACO đã lắp đặt trên 50 điểm cấp nước uống công cộng tại công viên, trường học, bệnh viện… trên địa bàn để phục vụ cộng đồng và khách du lịch; lắp đặt các điểm uống nước an toàn trực tiếp tại vòi ở sân bay, khách sạn…

Mục tiêu của HueWACO không chỉ nâng cao chất lượng nước, cấp nước an toàn mà còn hướng đến cấp nước an toàn và ngon, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top