Báo Mỹ: "Kỷ lục" gây hấn 500 lần của Trung Quốc trên Biển Đông
TTH.VN - Sử dụng thành thạo các công cụ quân sự, kinh tế và ngoại giao, trong vòng 18 năm qua, Trung Quốc đã có 500 hành động "gây hấn" trên mọi lĩnh vực liên quan đến Biển Đông, trở thành nước hiếu chiến nhất trong khu vực, một viện nghiên cứu Mỹ mới đây nêu rõ.
Hai tàu Trung Quốc áp sát và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam (phải) vào thời điểm giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam hồi năm ngoái. (Ảnh: AP)
Stars and Stripes ngày 2/7 dẫn kết quả nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu độc lập, Christopher Yung và Patrick McNulty, cho thấy Trung Quốc là nước hung hăng nhất trong tranh chấp Biển Đông, với 500 vụ gây hấn trong 18 năm qua.
Trang tin trên nhận đinh, các xung đột lãnh thổ biển ở Biển Đông đã kéo dài qua nhiều năm, nhưng rất khó để theo dõi được diễn biến của các trận đối đầu, xung đột và tranh cãi.
Tuy nhiên, hai chuyên gia Ying và McNulty đã làm việc tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Mỹ trong giai đoạn 1995-2013, giúp họ xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi các chiến thuật của 6 quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trong thời gian này.
Hai chuyên gia chia các chiến thuật trên vào 9 lĩnh vực: quân sự, bán quân sự, kinh tế, hành chính, pháp lý, ngoại giao, đàm phán, quản lý xung đột và thông tin.
Kết quả nghiên cứu do Trung tâm Đông - Tây ở Honolulu (Hawaii, Mỹ) công bố cho thấy Trung Quốc hung hăng hơn hẳn các quốc gia trong khu vực, "thành thạo" trong việc sử dụng các hành động quân sự - bán quân sự, ảnh hưởng kinh tế và các chính sách ngoại giao “phá hoại”.
Theo đó, tổng số hành động gây hấn của Trung Quốc lên đến con số 500... Trong thời kỳ 18 năm, Trung Quốc đã có 148 động thái quân sự - bán quân sự, chiếm hơn 1/3 tổng số các hành động trong lĩnh vực này của các bên tranh chấp trên Biển Đông.
Trong các cuộc tranh cãi ngoại giao liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông, Bắc Kinh thường đưa ra luận điểm rằng chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á đã "khiến cho các bên tranh chấp gia tăng các hành động gây hấn". Tuy nhiên, chuyên gia Yung cho rằng cáo buộc này hoàn toàn “không có cơ sở”.
Theo nghiên của của ông Yung, trong các năm 2009-2010, các hành động hung hăng của Trung Quốc vượt xa của các nước còn lại. Riêng trong năm 2010, Bắc Kinh có nhiều động thái gây hấn hơn tổng số lần bị cho là của cả 5 nước còn lại cộng lại.
Tuy vậy, theo chuyên gia McNulty, hai tác giả đã không tiếp xúc được với các tài liệu mật khi thống kê, do đó con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Chuyên gia Yung cũng đồng tình với ý kiến này và tiết lộ, khi ông đến Trung Quốc và thông báo kết quả trên cho một cơ quan nghiên cứu các vấn đề xoay quanh Biển Đông, các chuyên gia ở đây đều có chung phản ứng: “Chờ đã, chỉ có 500 thôi sao. Phải nhiều hơn thế chứ” (!?)
Bạch Trúc (Theo Dantri)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
- Toàn cảnh tang lễ đặc biệt của Hoàng thân Philip (18/04)
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
-
Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu