ClockThứ Năm, 16/12/2021 15:42

Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân

TTH.VN - Ngày 16/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan có buổi đối thoại trực tuyến nhằm góp phần giải đáp các vấn đề quan tâm của các cá nhân, tổ chức trong việc chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Điểm sáng và những rủi ro của nền kinh tếNăm 2022 phục hồi tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tếNhiều vấn đề nóng được chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIIIChín nhóm giải pháp để phục hồi, kích cầu du lịch trong trạng thái bình thường mớiKích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi kinh tếPhục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19Trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá''Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững''Tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19Chuyển đổi số góp phần phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái mới

Đảm bảo thực hiện tốt “mục tiêu kép”

Mở đầu buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Sau khi chuyển sang chiến lược phòng chống dịch mới, số ca F0, nhất là F0 trong cộng đồng có tăng hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát và chủ động của tỉnh. Cả hệ thống chính trị đang tập trung để chỉ đạo, triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới, đảm bảo thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch vừa tập trung phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Liên quan đến giải quyết việc làm, theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hồ Dần, đến tháng 8/2021, trên 25.000 người lao động từ các tỉnh miền nam trở về, với 75% người có nhu cầu vay vốn, học nghề, giải quyết việc làm. Sở đã phối hợp với các các địa phương khảo sát, đánh giá cụ thể lao động có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, vay vốn, đi làm việc ở nước ngoài. Đến nay, đã giải quyết việc làm trên 16.000 người. Phấn đấu 100% người lao động trở về từ vùng dịch có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm được đào tạo nghề nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp sớm có việc làm ổn định cuộc sống.

Về kế hoạch phục hồi kinh tế, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Lê Văn Cường thông tin, tỉnh sẽ tập trung vào 6 nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tế. Đó là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế; chú trọng công tác an sinh xã hội; phục hồi, phát triển các ngành kinh tế; kích cầu đầu tư công; tăng cường quản lý điều hành, cải cách hành chính và chuyển đổi số; tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để khơi thông dòng vốn, thu hút đầu tư, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư thông tin thêm, tỉnh sẽ tập trung triển khai hiệu quả các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19 nhằm bồi dưỡng các nguồn thu bền vững cho ngân sách. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2025 tỉnh có khả năng tự chủ, tự cân đối ngân sách địa phương và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết

Tỉnh sẽ có những gói hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 

Phát biểu kết thúc buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, qua buổi đối thoại, lãnh đạo tỉnh nhận thấy bên cạnh những giải pháp, biện pháp, kế hoạch của tỉnh đã triển khai, vẫn còn nhiều công việc đòi hỏi các cấp, các ngành và cả cộng đồng người dân nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc COVID-19, khôi phục và phát triển KT-XH.

Trong đó, tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch. Xác định, sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của tỉnh; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.

“Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an, nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất kinh doanh, sinh hoạt an toàn. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, KT- XH”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển KT- XH; cùng với cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2022 và các năm tiếp theo.

Cần sự vào cuộc của người dân

Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo, tỉnh đã có những giải pháp căn cơ nhằm kiểm soát, kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh, trong đó ý thức của người dân vẫn quan trọng nhất, với giải pháp 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân. 

Đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19. Nâng cao công tác điều trị người nhiễm theo phác đồ của Bộ Y tế. Sẵn sàng các phương án điều trị COVID-19 tại nhà khi số ca bệnh tăng cao, vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Return to top