ClockThứ Tư, 15/12/2021 08:56

Bệnh tự miễn - căn bệnh phổ biến

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và bệnh tật. Tuy nhiên, khi một số hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn hoạt động nên quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh được gọi chung là bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn là bệnh nguy hiểm vì khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn và gây nhiều biến chứng nặng. Bệnh lý tự miễn phổ biến ở người trẻ tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Bệnh lý tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh được đặc trưng bởi cơ thể sản xuất tự kháng thể hoặc một dòng lympho T (tế bào T) tự phản ứng để chống lại một hay nhiều tổ chức của chính cơ thể mình. Tế bào T, được sản xuất trong tủy xương rồi di chuyển tới tuyến ức. Tại đây, chúng được hướng dẫn để ngăn chặn việc tấn công chính các tế bào của cơ thể. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng, nhiều bệnh tự miễn có nguyên nhân là do những trục trặc trong quá trình hướng dẫn này.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tự miễn

Nhiễm trùng: là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,... Hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào cơ thể với vi trùng và tấn công vào các tế bào đó.

Thiếu hụt vitamin D: vitamin D có vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, như vậy việc thiếu hụt vitamin D làm suy giảm hệ miễn dịch.

Môi trường sống ô nhiễm: Hệ miễn dịch có thể bị tổn hại một cách trực tiếp từ việc nhiễm độc hóa chất (như thủy ngân, chì, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu,...). Lúc này, các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi khiến hệ thống miễn dịch không phân biệt được với các kháng nguyên bên ngoài, dẫn đến bệnh tự miễn.

Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai quá mức khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch.

Yếu tố di truyền: Người thân của bệnh nhân có rối loạn tự miễn cũng thường có các tự kháng thể.

Các bệnh tự miễn thường gặp

Bệnh lý tự miễn có đến hơn 180 loại khác nhau, tuy nhiên chỉ đề cập đến các bệnh tự miễn thường gặp nhất, gồm:

- Lupus ban đỏ hệ thống

 Lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da. Bệnh có biểu hiện phát ban tưởng chừng thông thường nhưng nếu phát ban xuất hiện toàn thân thì điều này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như: thận, khớp, tim và não. Lupus ban đỏ hệ thống có những triệu chứng phổ biến là phát ban, mệt mỏi và đau khớp.

- Bệnh vảy nến

Người mắc bệnh vảy nến thường có các vảy màu bạc hoặc màu trắng xuất hiện trên da. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình tạo tế bào da mới diễn ra quá nhanh, khiến chúng tích tụ lại và tạo thành các mảng đỏ bị viêm. Theo nghiên cứu, khoảng 30% người bị bệnh vảy nến có các triệu chứng như cứng, sưng và đau khớp – được gọi là bệnh viêm khớp vảy nến.

- Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến hiện tượng nóng, đỏ, đau cứng khớp. Dạng bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già như bệnh viêm khớp thông thường mà có thể xuất hiện sớm hơn, thường là ở độ tuổi 30.

- Đái tháo đường tuýp 1

Ở người bình thường, tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu ở ngưỡng phù hợp. Tuy nhiên, hệ miễn dịch ở người bị đái tháo đường tuýp 1 tấn công và phá hủy những tế bào sản xuất insulin đó. Điều này dẫn đến việc lượng đường trong máu không được kiểm soát và tăng cao. Cuối cùng làm tổn thương nhiều cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và tim...

TS. BS. NGUYỄN ĐỨC HOÀNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

Ngày 20/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1/1/2024) và Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ 1/7/2024).

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
Hướng về cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), nhằm làm rõ hơn những kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thi hành luật trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh có những chia sẻ về kết quả và giải pháp nhằm đưa pháp luật (PL) đến gần hơn với người dân và thực sự đi vào cuộc sống.

Hướng về cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

TIN MỚI

Return to top