Thế giới

Biển Đông làm tăng nhu cầu hiện diện quân sự của Mỹ

ClockChủ Nhật, 01/11/2015 15:02
TTH.VN - Những vụ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông đang làm xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng của các quốc gia trong khu vực đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết hôm nay (1/11).


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters

Trước đó, hôm 27/10, Washington đã điều một tàu chiến của Hải quân Mỹ đến thực hiện cuộc tuần tra kéo dài 24h trong phạm vi 12 hải lý xung quanh những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp bất hợp pháp trên Biển Đông. Động thái được xem là thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cuộc điều tra khiến Bắc Kinh giận dữ và đưa ra lời cảnh báo rằng, một sự cố nhỏ trong khu vực có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột nếu Mỹ không dừng lại những hành động mà phía Trung Quốc coi là “khiêu khích”.
“Mối quan tâm đến những tuyên bố chủ quyền tranh chấp ở Biển Đông, sự nổi lên của những tranh chấp này là những yếu tố đang khiến nhiều quốc gia trong khu vực muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói với các phóng viên khi trên đường đến Hàn Quốc để tham dự một cuộc hội đàm an ninh cấp cao.
Ông Carter cho biết, các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng diễn ra tại Malaysia vào thời gian tới sẽ bao gồm những diễn biến ở khu vực Biển Đông, “điểm đáng chú ý nhất của vấn đề này trong năm qua là hoạt động quân sự, cũng như tốc độ bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến thủ đô Seoul (Hàn Quốc) trong hôm nay (1/11) và dự kiến​​ có cuộc hội đàm với người đồng cấp của nước này vào ngày mai (2/11). Theo các quan chức cấp cao hai nước, chủ đề thảo luận của hai Bộ trưởng sẽ tập trung vào phản ứng của các nước đồng minh đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Tiếp sau đó, ông Carter sẽ bay đến Malaysia để tham gia vào cuộc họp với những người đồng cấp đền từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng sẽ tham dự sự kiện này.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Washingtonpost)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top