ClockThứ Tư, 31/08/2022 11:50

Bỏ quy định trình độ ngoại ngữ, tin học với phóng viên, biên tập viên

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

Chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chínhMiễn thi môn ngoại ngữ khi có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế16 đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậcBộ Giáo dục - Đào tạo bãi bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ

Từ ngày 10/10, bỏ quy định trình độ ngoại ngữ, tin học với phóng viên, biên tập viên

Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm

Đối với phóng viên hạng I, II và III, Thông tư nêu rõ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đều là: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.

Đối với biên tập viên hạng I, II và III, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng đều là: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản).

Như vậy, so với quy định cũ tại Thông tư 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV, trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức phóng viên, biên tập viên ở cả ba hạng (I, II, III) không còn quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học.

Thay vào đó là cả biên tập viên và phóng viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Giảm yêu cầu về số lượng tác phẩm đạt giải thưởng

Về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II: So với quy định cũ, giảm yêu cầu về số lượng tác phẩm đạt giải thưởng từ 2 giải thưởng xuống còn 1 giải thưởng.

Cụ thể, theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV thì: Biên tập viên, phóng viên hạng III khi thi thăng hạng lên hạng II cần đáp ứng "Đã chủ trì biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương)".

Với nội dung này, Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Bên cạnh đó, Thông tư 13/2022/TT-BTTTT cũng quy định về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng II là: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc).

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng (quy định cũ ít nhất 3 năm).

Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.

Theo chinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

TIN MỚI

Return to top