ClockThứ Năm, 23/03/2017 09:46

"Bước ra thế giới, chúng ta mang danh tính cá nhân lẫn quốc gia"

TTH.VN - Đó là khẳng định của cô gái trẻ gốc Huế Tôn Nữ Tường Vy đang sinh sống làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Câu chuyện của Tường Vy (27 tuổi), khiến nhiều người ngạc nhiên, ấn tượng bởi cô gái tuổi Ngọ và cũng “đi nhiều như ngựa”. Cô từng trải nghiệm qua nhiều đất nước, nền văn hóa, gặp gỡ và giao lưu với nhiều đối tượng từ chính khách đến người dân thường.

Sau nhiều chuyến đi, Tường Vy tích góp cho mừng từng chút một kiến thức, để viết sách, chia sẻ với giới trẻ có chung niềm đam mê, sở thích. Và cuốn sách đầu tay về thể loại du ký vừa được Tường Vy ra mắt ngay tại Huế mang tựa đề "Bên kia ranh giới – Cánh cửa nào cần mở với chìa khóa giáo dục?"

Vy chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online: “Mình theo cha mẹ vào Khánh Hòa sống, rồi học tập và lập nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Chuyến về Huế lần này là lần thứ ba, và cũng may mắn khi được ra mắt cuốn sách đầu đời được viết từ những chuyến đi khắp nơi trên thế giới ngay trên quê hương”.

Tôn Nữ Tường Vy

Được biết, bạn là một trong 75 bạn trẻ ở 75 quốc gia được lựa chọn tham dự khóa học mùa hè của Liên Hiệp quốc (UNAOC - EF Summer School) tại New York - Mỹ vào năm 2014 từ 15.000 đơn đăng ký dự tuyển trên thế giời. Bạn có thể chia sẻ “bí quyết” thuyết phục ban tổ chức ?

Trước tiên, mình tìm hiểu ban tổ chức (UNAOC - United Nations Alliance of Civilizations) hướng tới mục tiêu gì. Đó là vượt qua những chia rẽ kì thị để xây dựng một thế giới đa dạng văn hóa, tôn giáo. Vì thế trong bài luận, mình chọn những chi tiết liên quan đến mục tiêu ấy rồi đưa ra ba ý chính: kinh nghiệm trong quá khứ, hiện tại làm gì và những gì mình có thể làm trong tương lai.

Bên cạnh đó, đưa ra quan điểm riêng về vấn đề biển Đông và Hồi giáo vốn đang rất “nóng” vào mùa hè năm 2014 đó. Vậy mấu chốt ở đây là phải kết nối thật tốt giữa mục tiêu của chương trình và những gì mình có.

Thông điệp mà bạn theo đuổi lâu nay để gửi đến mọi người đó là câu chuyện hòa bình. Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề này và hướng đi của bạn?

Không biết từ lúc nào người Việt chúng ta chỉ đơn giản nghĩ hòa bình là không có chiến tranh. Mình cho rằng hòa bình và xung đột đi từ nội tâm con người cho tới các mối quan hệ, ra xã hội rồi đến toàn cầu. Một cuộc sống bất an từ thói ganh tị, chạy trường chạy điểm, suốt ngày lo lắng thực phẩm bẩn, thiếu niềm tin vào công lý và lẽ phải...

Mình muốn thông qua những cuốn du ký, cuộc nói chuyện và các lớp học với sinh viên có thể mang đến cái nhìn mới về hòa bình từ nội tâm đến xã hội. Mục đích là để mọi người quan sát bản thân cũng như xã hội kỹ hơn, để từ đó có tư duy phản biện, thái độ và hành xử một cách văn minh.

Bạn từng đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, gặp nhiều lãnh đạo, chuyên gia trên thế giới. Vậy thông qua những gặp gỡ đó, bạn đã giới thiệu hình ảnh quê hương, đất nước ra bên ngoài như thế nào? 


Mình giới thiệu về Việt Nam bằng nhiều cách như làm bài thuyết trình về lịch sử Việt Nam, mặc áo dài, múa nón, nhảy “Trống cơm”, tặng đồ lưu niệm, nấu mứt dừa đem tặng mọi người ăn trong đêm liên hoan rồi nhân tiện kể về Tết, hay đêm Trung thu…

Trong đêm Văn hóa của khóa tập huấn 3 tuần ở Thái Lan, mình đọc một bài thơ về Huế mình rất thích mà không kịp nhớ tên và dùng tiếng Anh để tóm tắt ý. Tuy nhiên, đàn ca sáo nhị chỉ là thứ yếu, cái bên ngoài cho vui. Còn hình ảnh Việt Nam chủ yếu nằm trong chính thái độ và cách sống, cách làm việc hàng ngày của mình. Nhiều thầy cô và bạn bè bảo họ quan sát và rất mến sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam. Khi ra thế giới, chúng ta mang danh tính cá nhân lẫn quốc gia của mình.

Tôn Nữ Tường Vy (bìa phải) trong một lần giao lưu với các bạn trẻ đến từ nhiều nước trên thế giới

Cuốn sách du ký "Bên kia ranh giới – Cánh cửa nào cần mở với chìa khóa giáo dục?" vừa được bạn cho ra mắt độc giả có phải là những so sánh về những nơi mà bạn từng đi qua?

Mình kể những trải nghiệm trên đường đi và phân tích một số vấn đề quan trọng liên quan tới tình hình Việt Nam, ví dụ các mô hình giáo dục, nhận thức về tình nguyện, ô nhiễm môi trường...

Có nhiều vấn đề khác đang nóng, được xã hội quan tâm tại sao bạn không chọn mà chọn vấn đề giáo dục để viết và nghiên cứu?

Mình thích giáo dục từ nhỏ. Nhờ các anh chị đều là giáo viên nên mình tiếp xúc với môi trường sư phạm từ rất sớm và thích nó từ lúc nào không hay. Thứ hai là mình đã từng vật vã để đáp ứng yêu cầu con ngoan trò giỏi theo chuẩn học thuộc lòng của hệ thống giáo dục phổ thông, nên thấm thía những hậu quả không đáng có của nó.

Thậm chí năm lớp 11 mình đã trầm cảm rất nặng. Và cuối cùng là mình đã “lột xác”, “thăng hoa” từ khi học đại học và đi nước ngoài do được sống trong môi trường tôn trọng tính sáng tạo cá nhân, tự do linh hoạt nhưng đi kèm với tự giác, trách nhiệm rất cao. Học trong hai môi trường khác hẳn nhau với hai kết quả khác nhau đối với bản thân, mình nghĩ các thế hệ sau xứng đáng có được nền giáo dục khai phóng hơn.

Bạn là người gốc Huế, vậy có hay về Huế để tham gia các sự kiện của giới trẻ? Bạn nghĩ sao về giới trẻ Huế?

Mình ấn tượng nhất với sự lễ phép và kỷ luật của người Huế – điều rất quý mà mình ít thấy ở giới trẻ bây giờ.  Hơn nữa, nhiều bạn rất năng động và biết cách tự tìm cơ hội cho bản thân như chủ động làm quen, hỏi lời khuyên, tìm kiếm thông tin và tự tổ chức chương trình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn còn thụ động, chậm chạp và thiếu kỹ năng sống.

Có lẽ các bạn được bố mẹ lo lắng bảo bọc quá và thiếu môi trường đa dạng để thử sức như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, nên “đề kháng hơi yếu”. Nhưng điểm chung ở hầu hết các bạn Huế là rất chịu khó, siêng năng. Nếu vừa siêng vừa năng nổ hơn nữa thì các bạn sẽ bứt phá lên rất nhanh.

Nhiều bạn trẻ Huế ấp ủ dự định tham dự các chương trình văn hóa, hội thảo, hội nghị ở nước ngoài. Bạn có chia sẻ kinh nghiệm gì với những bạn ấy?

Trước tiên, hãy tự đưa mình vào những cộng đồng chia sẻ thông tin về các chương trình đó, như The FFL Journal Opportunity GoogleGroup, http://yo.edu.vn. Sau đó, chọn và đăng ký những chương trình nào bạn thực sự cần và rất thích để tránh mất thời gian, công sức. Khi viết đơn, bạn cần đọc kỹ mục tiêu của chương trình và tiêu chí quan trọng nhất người ta chọn người tham dự để viết đúng thứ họ quan tâm. Để bài viết có độ sâu sắc, thuyết phục thì bạn cần đọc sách báo nhiều để trau dồi kiến thức và học cách diễn đạt trôi chảy. Ngoài chuyện học, tốt nhất là bạn hãy đang làm gì đó, ví dụ là thành viên một tổ chức tự nguyện, lãnh đạo một câu lạc bộ hay tham gia một dự án kinh doanh. 

Nói chung, sống sâu, quan sát sâu, nghĩ sâu và làm sâu thì người ta có cơ sở để tin tưởng và chọn bạn hơn là hời hợt tham gia nọ kia cho đẹp hồ sơ công việc mà không có được gì quan trọng. Cuối cùng, phải học tiếng Anh. Bận thế nào cũng phải kiên trì học tiếng Anh.

Cảm ơn Tường Vy về buổi trò chuyện!

Tôn Nữ Tường Vy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp về giáo dục. Ngoài ra, cô còn mở các lớp dạy tiếng Anh cho nhiều đối tượng. Có thể kể đến một số thành tích của cô như  Đại biểu Việt Nam duy nhất tham dự Khóa học Mùa hè của Liên Hợp Quốc (UNAOC - EF Summer School 2014) tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ với tỉ lệ cạnh tranh “khủng” là: 75/15.000 trên toàn thế giới; Đại biểu tham gia chương trình giao lưu sinh viên Nhật Bản – Đông Á (JENESYS 2.0) tại Nhật Bản; Đại biểu Chương trình “ASEAN Youth Volunteers” tại Malaysia; Đại biểu Hội nghị Thượng đỉnh về Đổi mới Giáo dục quốc tế - “World Innovation Summit for Education 2011” tại Doha, Qatar; Đại biểu tham dự “Mekong Peace Journey” tại 3 nước Thái Lan, Lào và Myanmar; Đại biểu Hội nghị “Young Scholar Conference 2013: Asian Studies in a Globalized World” tại Thái Lan…

Hiện tại, Vy đang bắt tay viết cuốn sách thứ 2 về chủ đề hòa bình và xung đột, với những trải nghiệm thực tế của cô về người tị nạn, chủ nghĩa dân tộc và xung đột tôn giáo - văn hóa ở những vùng đất đã đi qua.

Phan Thành (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top