ClockThứ Sáu, 18/12/2015 16:48

Cần có chế tài mạnh

TTH - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 60 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhằm tăng cường công tác quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Trong đó, đáng chú ý là chế tài thu tiền lãi chậm đóng các khoản bảo hiểm (tùy theo thời gian chậm đóng) và bắt đầu được áp dụng từ giữa tháng 1/2016.

Các cơ quan, doanh nghiệp nợ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc là câu chuyện nhùng nhằng, dai dẳng lâu nay. Theo số liệu cập nhập ngày 3/12 của Bảo hiểm Xã hội tỉnh, tính đến ngày 30/11/2015 trên địa bàn có 1.205 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, với tổng số tiền trên 123 tỷ đồng. Ở góc độ quản lý Nhà nước, việc các doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho cán bộ, công chức, người lao động là vi phạm pháp luật. Lý do các doanh nghiệp biện minh cho việc nợ bảo hiểm xã hội là do làm ăn khó khăn, thua lỗ, sản xuất đình đốn… Nhưng thực tế, ngoại trừ số ít doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều đơn vị hoạt động bình thường, hàng tháng vẫn thu các khoản đóng bảo hiểm của người lao động nhưng họ chiếm dụng sử dụng vào việc khác. Với các cơ quan khối hành chính sự nghiệp, chuyện nợ các khoản bảo hiểm xã hội tưởng như là không thể, nhưng vẫn xảy ra, bởi sự thiếu sâu sát của lãnh đạo các đơn vị. Việc nợ các khoản đóng bảo hiểm rõ ràng đã xâm phạm quyền lợi chính đáng của người lao động. Bởi lẽ, bảo hiểm xã hội cũng giống như một khoản tích lũy để dành phòng rủi ro khi ốm đau, mất việc, khi hết tuổi lao động. Khi doanh nghiệp vi phạm, hệ lụy của nó không chỉ với trực tiếp người lao động mà còn tác động đến chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Tôi từng chứng kiến một trường hợp tiến lui đều khó khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội. Chẳng là, doanh nghiệp anh công tác làm ăn phập phù, công nhân phải nghỉ việc, anh xin chuyển được về một cơ quan Nhà nước cấp huyện. Khi làm thủ tục tiếp nhận, đơn vị yêu cầu phải chuyển bảo hiểm xã hội. Thế nhưng, do công ty cũ nợ bảo hiểm xã hội nhiều tháng, nên anh không thể chuyển được và điều đó đồng nghĩa mất cơ hội được tiếp nhận. Anh chạy đôn chạy đáo cậy nhờ cơ quan bảo hiểm can thiệp; thậm chí xin tự đóng các khoản nợ bảo hiểm nhưng lại vướng các quy định.

Để chấn chỉnh tình trạng nợ khoản bảo hiểm xã hội, thời gian qua cơ quan bảo hiểm xã hội có nhiều động thái tích cực như tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kiện ra tòa các đơn vị cố tình chây ỳ; đăng công khai danh sách các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng… Các giải pháp trên đã có những tác dụng tích cực. Các cơ quan hành chính sự nghiệp tích cực kiểm tra, chỉ đạo xử lý. Các doanh nghiệp nợ ít cũng nhanh chóng nộp để thoát “danh sách đen”, tránh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ở một số đơn vị, khi biết thông tin doanh nghiệp nợ các khoản đóng bảo hiểm, công nhân, người lao động đã trực tiếp gặp lãnh đạo doanh nghiệp gây sức ép yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ để bảo vệ quyền lợi của mình.
Với Quyết định 60 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngành bảo hiểm có thêm công cụ pháp lý mạnh hơn để buộc các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Return to top