ClockThứ Tư, 27/11/2019 14:26

Cần một cộng đồng kết nối

TTH - Một cuộc khảo sát của Adeco Việt Nam – một đơn vị về tuyển dụng và cung cấp những giải pháp nhân sự cho hay, có đến hơn 48% người trẻ lựa chọn nghề nghiệp thông qua phương tiện truyền thông xã hội, đứng đầu trong các kênh tìm kiếm lựa chọn nghề nghiệp.

Đổi mới đào tạo, kết nối cung cầu

Một trong những hạn chế của sản phẩm làng nghề là công tác quảng bá. Hạn chế của quảng bá trong thời buổi hiện nay là chưa khai thác được những tiện ích của công nghệ thông tin và mạng xã hội, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nói đại ý như vậy trong buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề phát huy làng nghề và sản phẩm làng nghề.

Một cuộc khảo sát của Adeco Việt Nam – một đơn vị về tuyển dụng và cung cấp những giải pháp nhân sự cho hay, có đến hơn 48% người trẻ lựa chọn nghề nghiệp thông qua phương tiện truyền thông xã hội, đứng đầu trong các kênh tìm kiếm lựa chọn nghề nghiệp.

Nêu ví dụ này để thấy rằng, có hai vấn đề liên quan đến truyền thông quảng bá cần xem xét, đó là: truyền thông xã hội có vai trò quan trọng với người trẻ; và người trẻ xem và sở hữu các kỹ năng ứng dụng công nghệ, khai thác những thế mạnh từ tiện ích của công nghệ, truyền thông và mạng xã hội cũng quan trọng chẳng kém. Nghĩa là, lớp người trẻ là người nhanh nhạy với những đổi thay của công nghệ; thích tìm kiếm và ứng dụng những tiện ích của công nghệ. Điều này chẳng sai. Cứ quan sát một vài quán cà phê có đông người trẻ vào buổi sáng, gần như 100% người trẻ ở thành phố đều sử dụng điện thoại thông minh. Và đương nhiên, đã thông minh thì có nhiều ứng dụng. Một cú lướt phím trên các mạng xã hội đã có thể chuyển tải ngay những hình ảnh và thông điệp ra bên ngoài. Và hiệu ứng lập tức, thông tin ấy có thể đến với hàng trăm người.

Đáng suy ngẫm là điều này thường vắng bóng ở vùng nông thôn!? Càng vắng bóng với làng nghề. Ông Phan Thiên Định đã nêu vấn đề làng nghề cần quan tâm đào tạo đội ngũ kế cận; người trẻ.

Làng nghề ở Thừa Thiên Huế thiếu rất nhiều điều để gắn chặt người trẻ vào đó. Ảnh minh họa: MQ

Nói thì dễ nhưng làm không hề dễ. Lớp người trẻ bây giờ có những suy nghĩ rất khác với thế hệ ông cha mình thời trước. Cũng phải thôi, bây giờ điều kiện, hoàn cảnh đã khác. Lớp trẻ có một khát khao mãnh liệt là tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Một trong những khát vọng chính đáng ấy là làm giàu. Nói một cách thô mộc nhất là “kiếm tiền”. Cũng khảo sát của Edeco Việt Nam cho biết, ưu tiên đầu tiên của lớp trẻ là tiền lương và lợi ích tài chính. Tiếp đến mới là sự công nhận về năng lực và sự hài lòng với công việc, tức là môi trường làm việc.

Làng nghề ở Thừa Thiên Huế xem ra thiếu rất nhiều điều để gắn chặt người trẻ vào đó. Sản phẩm của làng nghề tạo ra một giá trị hàng năm chừng 370 tỷ đồng, chiếm chừng 1% GRDP. Điều đáng nói, giá trị này được tạo ra tập trung một vài doanh nghiệp. Chỉ 3 doanh nghiệp cỡ lớn đã chiếm đến 30% giá trị tạo ra. Môi trường làm việc cũng chưa thật sự hấp dẫn lớp trẻ…

Ai sẽ đào tạo ra đội ngũ kế cận? Các nghệ nhân chăng? Đây chỉ mới là một yếu tố. Yếu tố khác thuộc về đối tượng được đào tạo. Điều này chỉ có được khi làng nghề thật sự tạo ra một hấp lực mạnh mẽ đối với lớp trẻ. Khi ấy, nó mới có khả năng giữ chân được lớp trẻ, tức là giá trị của làng nghề phải được tạo ra nhiều hơn, môi trường làm việc hấp dẫn hơn…

Một hướng đi khả dĩ đó là gắn làng nghề với phát triển du lịch và xuất khẩu. Những lĩnh vực này thường tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Muốn vậy thì đồng thời có nhiều việc phải làm: phát triển mẫu mã, tăng cường quảng bá tiếp thị - tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và mạng xã hội… Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất mà đó là nơi “trình diễn sự điệu nghệ” của nghề. Một vài người trẻ “lầm lũi” tạo ra những sản phẩm sẽ khác với một môi trường có cả một cộng đồng người trẻ kết nối. Xem ra, còn rất nhiều việc phải làm cho làng nghề Thừa Thiên Huế.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Return to top