Thế giới
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HẬU COVID-19:

Cần sự thay đổi mạnh mẽ

ClockChủ Nhật, 05/04/2020 07:06
TTH - Đó là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên Tờ Devdiscourse. Theo đó, đại dịch COVID-19 không chỉ cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người, mà còn làm sai lệch đánh giá quốc tế toàn diện nhất về Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu (GHSI), đánh giá về sự chuẩn bị để đối phó với các mối đe dọa như khủng bố hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN), và đại dịch cúm.

Phòng chống dịch COVID-19 cần sự chung sức, tự giác của mỗi cá nhânĐại dịch COVID-19: Năm điều nên biết

Trong Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu (GHSI) năm 2020, 10 quốc gia được đánh giá chuẩn bị kỹ lưỡng nhất là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan, Australia, Canada, Thái Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, và Phần Lan. Báo cáo đánh giá sự chuẩn bị của các quốc gia trên 6 căn cứ: phòng ngừa, phát hiện và báo cáo, phản ứng nhanh, hệ thống y tế, tuân thủ các quy tắc quốc tế, và môi trường rủi ro. Trong báo cáo được phát hành vào ngày 12/2, Trung Quốc được xếp hạng thứ 51, Pháp (11), Tây Ban Nha (15), Singapore (24), Italy (31), UAE (56), Ấn Độ (57), Iran (62), Pakistan (105)...

Tuy nhiên, trong vòng một tháng sau khi báo cáo này được phát hành, tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với đại dịch COVID-19 nghiêm trọng. Sự trái ngược giữa lý thuyết và thực tế này làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về khái niệm hóa và điểm chuẩn về sự chuẩn bị y tế của các cơ quan toàn cầu. Những cách tiếp cận được thông qua bởi các cơ quan này sẽ yêu cầu sự xem xét lại theo những bài học rút ra từ đại dịch.

Sáng tạo đổi mới về công nghệ

Ba mô hình đang được các chuyên gia y tế cộng đồng quan tâm là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, và Hồng Kông. Kinh nghiệm của Singapore, Đài Loan và Hồng Kông trong đại dịch SARS năm 2003 đã giúp họ thiết kế và thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, chiến lược của Hàn Quốc dường như khác biệt và dựa trên cơ sở dữ liệu không gian địa lý rộng lớn, sáng tạo đổi mới về công nghệ nhanh chóng.

Mặc dù có diện tích và dân số nhỏ hơn, nhưng đây là một trong những nơi đầu tiên phải đối mặt với đại dịch, và hành động kịp thời của họ đã giúp kiểm soát sự bùng phát và giảm thiểu con số tử vong.

Đáng chú ý, Hàn Quốc là nền kinh tế duy nhất trong top 10 của Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu được báo cáo là đạt thành công. Kinh nghiệm của họ dựa trên sự sáng tạo đổi mới công nghệ nhiều hơn là các biện pháp cơ học. Quốc gia này đã phải hứng chịu đỉnh điểm của đợt bùng phát vào tuần cuối cùng của tháng 2, với đỉnh điểm 909 ca bệnh mới vào ngày 29/2. Tuy nhiên, họ đã thành công trong việc kiểm soát cả số ca nhiễm bệnh, số ca tử vong, và hiện đang tiếp tục cải thiện.

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-Kyun cho hay: “Các nguyên tắc trong phương pháp tiếp cận của chúng tôi có thể được tóm tắt trong 4 khái niệm chính: tốc độ, tính minh bạch, sự đổi mới, và sự tham gia tự nguyện của công dân”.

Với dân số 51 triệu người, Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm 376.961 người, đây là cơ sở dữ liệu bình quân đầu người tốt nhất thế giới liên quan đến COVID-19, tính đến ngày 27/3.

Ngoài ra, một vài công ty đã tham gia vào việc sản xuất vật tư y tế liên quan đến đại dịch. Trong đó, theo dõi GPS, dữ liệu điện thoại thông minh, giao dịch thẻ tín dụng và hệ thống camera giám sát đã được kết hợp bởi “thám tử dữ liệu” để vạch ra những tuyến đường của người nhiễm bệnh và những địa điểm mà họ đã đi đến, và được cung cấp công khai thông qua ứng dụng.

Với sự hỗ trợ của các nhà đổi mới về công nghệ tư nhân, Hàn Quốc đã cho ra mắt một loạt ứng dụng di động và trang web để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ y tế đối với bệnh nhân cách ly tại nhà.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong tương lai

Tương lai của chăm sóc sức khỏe đang hướng tới số hóa, phân tích dữ liệu không gian địa lý, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things) dựa trên những sáng tạo đổi mới về công nghệ sẽ hỗ trợ Chính phủ và người dân đưa ra những quyết định về chăm sóc sức khoẻ dự phòng.

Bên cạnh đó, những sáng tạo đổi mới công nghệ để chẩn đoán và đảm bảo kê đơn y tế theo thời gian thực cho bệnh nhân cũng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

Chăm sóc y tế dự phòng sẽ không chỉ bao gồm phòng ngừa bệnh tật, mà còn cần tăng cường hệ thống miễn dịch của người dân để giúp họ ít bị tổn thương hơn trước những căn bệnh do virus, cũng như tăng đầu tư vào sáng tạo đổi mới về dược để có thể cung cấp nhanh chóng.

Điều này sẽ tập hợp thêm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như chuyên gia công nghệ, chuyên gia truyền thông, các thầy thuốc, nhân viên y tế, chuyên gia y tế cộng đồng, các nhà đổi mới IoT và nhà nghiên cứu dược phẩm.

Lập bản đồ không gian địa lý về sự bùng phát của các dịch bệnh dựa trên dữ liệu đầu vào được thu thập thông qua các ứng dụng di động tự kiểm tra, cảnh báo để duy trì giãn cách xã hội với những người nhiễm bệnh, theo dõi sự di chuyển của người nhiễm từ dữ liệu được truy cập thông qua nhiều nguồn, như vị trí GPS của điện thoại di động thông minh và hệ thống camera giám sát,… sẽ là một phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch y tế cộng đồng.

Thêm vào đó, các cơ sở điều trị không tiếp xúc thông qua việc sử dụng các ứng dụng di động cũng có khả năng bùng nổ, với phần lớn công việc của các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ được chuyển sang các đổi mới công nghệ chẩn đoán và tương tác dựa trên AI...

LÊ THẢO (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe

Omega 3 là một trong những axit béo có vai trò trọng yếu đối với sức khỏe. Vì thế nên tác dụng của nó cũng như cách để bổ sung Omega 3 cho cơ thể là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top