ClockChủ Nhật, 01/03/2020 08:00

Cạnh tranh với giá trên trời

TTH - Mới nghe qua giá thành sản phẩm, đã thấy thua ngay ở vòng “gửi xe”. Ngành mía đường của Việt Nam trong tình trạng này. Giá thành làm ra một kg đường cao hơn trung bình của thế giới 10%, cao hơn Thái Lan – một nước lân cận, có thế mạnh về ngành mía đường đến 20%... Thế thì cạnh tranh thế nào?

Ngành mía đường vật lộn với khối tồn kho khổng lồThủ tướng: Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

Nông dân Thừa Thiên Huế chưa bao giờ phải chờ giải cứu (ảnh minh họa). Ảnh: PN

Tất nhiên, giá chỉ là một yếu tố. Để cạnh tranh thành công cần nhiều yếu tố khác chứ không chỉ về giá, nhưng giá thành sản phẩm làm ra thấp và cùng chất lượng ngang bằng là một yếu tố tối quan trọng. Xem xét nhiều yếu tố khác, ngành mía đường của Việt Nam đều thua so với các nước khác: chất lượng giống cho năng suất không cao; nhà máy có khi xa vùng nguyên liệu làm đội giá chi phí vận chuyển. Phương thức mua gom từng ruộng mía của người nông dân vẫn là tinh thần chủ đạo. Nhiều nhà máy công nghệ thấp, chậm đổi mới. Không ít nhà máy đường bước ra từ cái nôi bao cấp nên chậm chạp trong xử lý tình huống để thích ứng…Nói chung là ngành mía đường Việt Nam thua “toàn tập”.

Lại nhớ cách làm mía đường của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) ở Lào. Vùng nguyên liệu lên đến 12.000 ha. Sản xuất hoàn toàn được cơ giới hóa. Một cụm công nghiệp cho ra nhiều sản phẩm như một vòng tròn khép kín, sản phẩm này hỗ trợ cho sản phẩm kia nên giá thành sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao. Tất cả những nhà máy đường của Việt Nam hiện nay có được mấy nhà máy làm được như vậy?

Cách đây hơn 20 năm, Thừa Thiên Huế quyết tâm phát triển ngành mía đường nhưng không thành công. Có hai yếu tố chính làm cho chương trình này phá sản đó là vùng nguyên liệu không tập trung, có nhiều vùng nằm rất xa nhà máy. Những vùng đất không đủ các điều kiện tốt (ví dụ như vùng cát Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang) để trồng mía thì chúng ta vẫn cứ trồng. Và kết quả là thất bại! Họ bảo “tái ông thất mã” – mất ngựa chưa hẳn là đã dở.

Chương trình mía đường thất bại đã mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho người nông dân. 8.000 ha đất phát triển chương trình mía đường giờ tất cả là đất vàng. Vùng nào phù hợp với trồng rừng thì người dân trồng rừng; vùng nào phù hợp với cây cao su thì người dân trồng cây cao su. Vùng cát thì phát triển trang trại, rau màu… Có thể nói, bà con nông dân chúng ta đã may mắn trong sự thất bại sớm của chương trình mía đường.

Giờ đất đai là vàng. 8.000 ha chương trình mía đường được khai thác trong hơn 20 năm qua đưa lại bao nhiêu giá trị? Chắc là nhiều lắm. Cho nên, trên cả nước, hiện nay có đến 270.000 ha đất trồng mía. Càng trồng càng khó khăn, thua lỗ - từ người nông dân đến nhà sản xuất đường. Đó là chúng ta mới chỉ tính đến chuyện được hơn từ cây mía, sản phẩm đường chứ tính cả tài nguyên đất đai được khai thác không hiệu quả, thì có lẽ cái mất còn cao hơn rất nhiều.

Nhiều ý kiến cho rằng, phải duy trì ngành mía đường là vì nó có quan hệ đến công ăn việc làm của hàng triệu người nông dân? Điều này chưa hẳn đúng. Bài học từ chương trình mía đường của Thừa Thiên Huế. Trồng mía không hiệu quả, người nông dân ngay lập tức trồng những cây trồng khác. Và giờ đây nhìn lại, rõ ràng đã thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Đời sống của người nông dân no ấm hơn, trong đó không ít người giàu có hơn từ trồng rừng, trồng cao su… Bài học ở đây được rút ra là không thể theo đuổi một cách làm duy ý chí, cực đoan được.

Ở Thừa Thiên Huế bây giờ vẫn có sản phẩm mía. Người nông dân không xem đây là cây công nghiệp mà là cây nông nghiệp. Làm mía không để sản xuất ra đường mà làm mía để “ăn chơi”, ép nước uống giải nhiệt mùa hè. Xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền), xã Hương Phú (huyện Nan Đông) bà con nông dân đang làm như vậy, hiệu quả vô cùng. Nó đưa lại doanh thu và lợi nhuận trên một sào đất cao hơn nhiều lần so với những cây trồng khác, tức là bà con đang khai thác cực kỳ hiệu quả giá trị đất đai.

Quy mô ngành nông nghiệp của Thừa Thiên Huế không lớn, nhưng chưa bao giờ ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế cần giải cứu. Trồng ớt? Trung Quốc không hút hàng, giá hạ… đã có các cơ sở chế biến tương ớt ở Phú Xuân (Phú Vang) thu mua chế biến ra nước tương ớt, ớt xay cung cấp cho các quán ăn và nhu cầu sử dụng trong các gia đình, làm ớt bột khô… Trồng mía không được thì bà con trồng cao su, trồng rừng. Làm lúa chất lượng cao? Làm không được thì bà con làm loại giống cao sản để cung cấp cho việc sản xuất bún, bánh ướt và nhiều sản phẩm khác. Nói chung, bà con của chúng ta xoay xở cũng không phải là không tài tình...

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm 'lối thoát' cho doanh nghiệp bất động sản

Dữ liệu khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) với các Hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản cho thấy, nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý III/2023 và khoảng 43% trụ được đến hết năm 2023.

Tìm lối thoát cho doanh nghiệp bất động sản
''Cứu'' các doanh nghiệp bất động sản đang ''chới với''

Dữ liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Vnrea) cho thấy, nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn, khoảng 23% doanh nghiệp BĐS sẽ chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý III/2023 và 3% doanh nghiệp trụ được đến hết năm.

Cứu  các doanh nghiệp bất động sản đang  chới với
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giá in tờ rơi và những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành

Giá in tờ rơi quyết định bởi nhiều yếu tố như: số lượng tờ rơi, khổ in tờ rơi, loại giấy in tờ rơi, và thời điểm quý khách hàng sử dụng dịch vụ. Liên hệ ngay với in Kiến An Phát để biết chính xác giá in tờ rơi.

Giá in tờ rơi và những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành
Return to top