ClockThứ Hai, 17/08/2015 16:34

Cây mía vững chân ở Phong Hiền

TTH - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những năm gần đây, Đảng ủy, chính quyền xã Phong Hiền (Phong Điền) đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp; trong đó, khuyến khích Nhân dân đưa cây mía đường vào trồng trên các vùng cát nội đồng. Chính từ cây mía đã góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân trong xã...

Cây mía đường hiện là cây cho thu nhập khá đối với bà con Phong Hiền

Hiện toàn xã Phong Hiền có 25ha mía trồng tập trung ở 5 thôn vùng cát Bắc Hiền. Trong đó, thôn Bắc Thạnh có diện tích trồng nhiều, với diện tích 15 ha; ngoài ra phân bố ở các thôn Thượng Hòa, Hương Long, Triều Dương…với hơn 300 hộ tham gia trồng. Trung bình mỗi hộ có từ 3 sào đến 1ha.

Nhận thấy diện tích đất trên cát nội đồng của gia đình phù hợp với việc trồng cây mía, lại được hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, gia đình ông Nguyễn Văn Kha, trú tại thôn Bắc Thạnh đã chuyển đổi 0,6 ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng mía. Giống mía mà ông lựa chọn là ROC 10, có chỉ số đường cao, được các cơ sở giải khát trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng sử dụng.

Ông Kha phấn khởi: “Tích cực chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật, toàn bộ diện tích mía của gia đình tôi sinh trưởng, phát triển tốt. Qua nhiều vụ trồng, thấy rằng, hiệu quả kinh tế của cây mía cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích. Với giá cả hợp lý và đầu ra tiêu thụ khá thuận lợi như hiện nay, vụ trồng mía này trừ các khoản chi phí khác, tôi thu về khoảng 60 triệu đồng”.
Theo nhiều người dân trồng mía ở Phong Hiền, đây là cây rất dễ trồng, ít sâu bệnh và chống chịu được nắng hạn, nên rất phù hợp và thích nghi với vùng đất cát nội đồng. Thực tế, có thời điểm nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loại cây trồng khác. Nhiều loại cây trồng không chống chọi nỗi với thời tiết nắng nóng, khô hanh, dẫn đến hệ lụi, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân. Thế nhưng cây mía đường vẫn chịu đựmg được và cho thu nhập khá đối với bà con.
Cây mía ở Phong Hiền được bà con trồng không trồng theo khung thời vụ cố định, mà tính toán làm sao thu hoạch và bán vào thời điểm nắng nóng để được giá. Đến kỳ thu hoạch, người trồng mía thông qua thương lái để luân phiên chuyển mía của từng gia đình đi tiêu thụ trong ngày. Ruộng mía nào thu hoạch trước tiếp tục bón phân, chăm sóc lưu gốc hoặc nếu hết chu kỳ, cây mía thoái hóa thì cải tạo đất để trồng mới hay luân canh loại cây trồng khác. Do đó, bà con có thu nhập quanh năm, không để thất bát mùa vụ.
Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền Trần Đức Thiện khẳng định: Thị trường hiện nay, mía cây có giá từ 2 đến 3 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi sào cho thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng. Những năm gần đây, nhờ trồng mía mà nhiều người dân trong xã đã thoát nghèo, đời sống kinh tế ngày một đi lên; góp phần quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã”.
Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top