Châu Á là châu lục giàu có nhất thế giới
TTH.VN - Châu Á đã có được vị trí mới trong tấm bản đồ các quốc gia giàu có trên thế giới khi mức độ giàu có tại đây đã tăng lên 29% so với 5,6% ở Bắc Mỹ và 6,6% tại châu Âu.
![]() |
Lần đầu tiên châu Á trở nên giàu có hơn châu Âu - Ảnh minh họa: Instagram |
Theo dự báo của BCG, vào năm 2019 tổng giá trị kinh tế châu Á sẽ đạt mức 75 ngàn tỉ USD so với 63 ngàn tỉ USD của Bắc Mỹ.
Trung Quốc sẽ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tại châu Á. Theo dự đoán của BCG, họ sẽ chiếm 70% mức tăng trưởng của châu Á từ nay đến năm 2019 và vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2021.
Một xu hướng đáng quan tâm nữa là sự giàu có của thế giới đang được tập trung vào một bộ phận dân chúng nhiều hơn. Theo thống kê vào năm 2012, tổng giá trị nền kinh tế thế giới được tập trung vào 38% những người giàu có, con số này trong năm 2014 là 42%, và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Các gia đình với hơn 1 triệu đôla tiền tiết kiệm trong ngân hàng đã tăng trung bình 16% trong khi những người ít giàu hơn tăng 9%.
Theo đánh giá, sự giàu có này phần lớn là nhờ mức tăng trưởng cổ phiếu - vốn chiếm hơn 39% tài sản tư nhân trong thời điểm hiện tại. Sự xuất hiện tầng lớp giàu mới nổi ở châu Á cũng là một nguyên nhân dẫn đến điều này.
Tuy vậy, có một thực tế cần được nhìn nhận là châu Á tuy có tổng giá trị kinh tế cao hơn châu Âu, nhưng nếu xét về giá trị trung bình trên từng cá nhân thì lại là một câu chuyện khác.
Trong khi các hộ gia đình châu Âu hiện có khối tài sản khoảng 220.000 USD, ở Mỹ là 370.000 USD thì tại Trung Quốc chỉ là 72.000 USD. Châu Á - Thái Bình Dương còn cho thấy một bức tranh ảm đạm hơn với giá trị trung bình 54.000 USD.
Do đó tuy châu Á đang nắm giữ vị trí đứng đầu thế giới về tổng giá trị kinh tế, nhưng để đạt đến sự thịnh vượng chung như châu Âu hay Bắc Mỹ đã thực hiện được thì vẫn còn một chặng đường dài nỗ lực.
Theo Tuổi trẻ
- Hội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạ (25/05)
- Thế giới đối mặt mùa hè 'đổ lửa': Trời nóng nực, mất điện thường xuyên (25/05)
- Xả súng ở trường tiểu học Mỹ, 18 trẻ và 3 người lớn thiệt mạng (25/05)
- Bộ tứ QUAD sát cánh cùng nhau vì Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở (24/05)
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài (24/05)
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (24/05)
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng (24/05)
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai (23/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
-
Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng