Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy phát triển bền vững bằng công nghệ vũ trụ

ClockThứ Năm, 19/11/2020 19:34
TTH - Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang tận dụng công nghệ vũ trụ và dữ liệu không gian địa lý để ứng phó với những thách thức trên mặt đất, bao gồm cả nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và giảm thiểu tác động của đại dịch này, theo một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Hơn 800 lãnh đạo, CEO tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á tại Bình DươngChiều cao trung bình của người Việt vẫn thuộc tốp thấp nhất châu Á

Kế hoạch Hành động châu Á - Thái Bình Dương về Ứng dụng Vũ trụ vì sự Phát triển Bền vững (2018-2030) đã được thông qua vào tháng 10/2018. Ảnh minh họa: bitcoinisle.com/TTXVN

Báo cáo được Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) của LHQ công bố, 2 năm sau khi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thông qua một kế hoạch hành động đầy tham vọng về việc sử dụng các công nghệ vũ trụ để hỗ trợ sự phát triển bền vững. Trong đó, báo cáo chỉ ra điển hình từ các quốc gia trong khu vực trong việc sử dụng những ứng dụng công nghệ vũ trụ để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Các điển hình này cho thấy, ứng dụng không gian và dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc cung cấp dữ liệu thời gian và dựa trên vị trí, cần thiết để tạo lập một “bản đồ dữ liệu tổng thể” và thông tin nhanh về đại dịch COVID-19 cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng. Bên cạnh đó, việc kết hợp dữ liệu không gian từ truy vết tiếp xúc, cách ly và giãn cách xã hội với các giải pháp kỹ thuật số và phân tích rủi ro dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi nhanh của cộng đồng.

Ngoài ra, những ứng dụng này cũng có thể góp phần hỗ trợ trong giai đoạn phục hồi để xây dựng lại tốt hơn, bằng cách cung cấp cơ sở bằng chứng cho các quyết định về việc nới lỏng biện pháp phong toả và nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội, báo cáo của ESCAP cho biết thêm.

“Việc tích hợp hiệu quả dữ liệu không gian địa lý với số liệu thống kê hiện có và thông tin trên mặt đất sẽ là chìa khóa để cung cấp dữ liệu kịp thời cần thiết cho các Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân để đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng”, bà Armida Salsiah Alisjahjabana, Thư ký Điều hành ESCAP nhận định.

Theo ESCAP, nhiều nỗ lực cấp khu vực và quốc gia hiện đang tạo ra những đổi mới thu hút cả vốn công và tư nhân, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và chương trình phụ trợ từ nghiên cứu và thí điểm những ứng dụng không gian.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top