Châu Âu mở rộng năng lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca
Kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất của châu Âu được kỳ vọng sẽ góp phần duy trì liên tục nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, trong đó có những hoạt động hỗ trợ vaccine cho các nước thứ ba.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy ban dược phẩm dùng cho con người thuộc Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 24/1 đã thông qua kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Tập đoàn AstraZeneca.
Theo thông cáo của ủy ban trên, địa điểm sản xuất hiện tại đang được công ty Universal Farma vận hành ở thành phố Guadalajara, Tây Ban Nha, sẽ bổ sung dây chuyền đóng ống vaccine thứ hai.
Kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất của châu Âu được kỳ vọng sẽ góp phần duy trì liên tục nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, trong đó có những hoạt động hỗ trợ vaccine cho các nước thứ ba thông qua chương trình toàn cầu COVAX.
Trong khi đó, tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết chính phủ nước này dự kiến bãi bỏ quy định xét nghiệm bắt buộc đối với người nhập cảnh vào vùng England đã tiêm đủ vaccine.
Biện pháp này nằm trong lộ trình dỡ bỏ các quy định hạn chế nhằm phòng, chống dịch bệnh khi số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm xuống.
Quy định hiện nay yêu cầu các công dân Anh và người nước ngoài nhập cảnh vào vùng England từ phần lớn quốc gia khác trên thế giới phải tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng que thử nhanh trong vòng 2 ngày.
Thủ tướng Johnson nhấn mạnh rằng những thay đổi trên là nhằm thể hiện nước Anh “mở cửa cho giao thương, mở cửa cho khách đi lại,” nhưng ông không cho biết thời gian cụ thể của bước đi này.
Dự kiến, thông tin chi tiết sẽ được Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps trình bày trước Quốc hội Anh trong ngày 24/1.
Hồi đầu tháng 1, Thủ tướng Johnson cũng đã thông báo bỏ quy định xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh đối với du khách, cũng như yêu cầu cách ly cho đến khi có kết quả âm tính.
Anh là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch COVID-19 với gần 154.000 ca tử vong, song số ca mắc mới ở nước này đã giảm mạnh trong những ngày gần đây sau khi đạt đỉnh hồi tháng trước.
Theo Vietnam+
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc