Thế giới

Châu Âu phản đối lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga

ClockChủ Nhật, 13/09/2015 16:50
TTH.VN - Ngày 13/9, một nhà bình luận chính trị ở tiểu bang Kentucky (Mỹ) cho hay, các nước châu Âu phản đối kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế mới của Mỹ chống lại Nga, động thái làm leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột ở Ukraine.


Mỹ không được các nước đồng minh ủng hộ về biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Ảnh: PressTV

"Châu Âu không muốn áp đặt lệnh trừng phạt mới với Nga", nhà bình luận chính trịJohn Miranda nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn điện thoại hôm nay (13/9).

Theo ông Miranda, "lý do chính mà các nhà lãnh đạo châu Âu đến để tham dự cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine ở Minsk là vì Đức và Pháp không muốn gia tăng căng thẳng với Nga và họ muốn có hòa bình”.

Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh ở Minsk, Belarus vào ngày 11/2 năm nay, các nhà lãnh đạo đến từ Nga, Ukraine, Đức và Pháp đã nhất trí một loạt biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng xung đột đang diễn ra ở khu vực phía đông Ukraine.

Tuy nhiên hôm qua (12/9), Mỹ cảnh báo Nga rằng các lệnh trừng phạt đối với nước này sẽ giữ nguyên tại chỗ cho đến khi hiệp định hoà bình ở Ukraine được thực hiện đầy đủ.

"Chúng tôi chắc chắn rằng, cho đến khi hiệp định Minsk được hoàn thành, các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ", Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định.  

Liên quan đến việc Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Nga, ông Miranda nói: "Ai sẽ thực hiện áp đặt lệnh trừng phạt mới? Anh sẽ không làm điều đó, Đức sẽ không, và Pháp cũng thế."

Như vậy, theo nhận định của nhà bình luận chính trị Miranda, Mỹ sẽ không có đồng minh hỗ trợ để áp đặt các biện pháp trừng phạt này.

Được biết, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt nhằm vào 11 cá nhân và 15 công ty của Nga, trong đó có cả chi nhánh tập đoàn dầu khí Nga Rosneft. Đại sứ quán Mỹ tại Nga nói rằng, Washington không xem lệnh trừng phạt mới là động thái kích thích căng thẳng hai nước mà đó chỉ là một bước để đảm bảo lệnh trừng phạt được đưa ra trước đó vẫn còn hiệu quả.

Nga nhấn mạnh hành vi khiêu khích này không chỉ gây tổn hại cho quan hệ Nga – Mỹ mà còn làm cản trở các hợp tác trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu, đồng thời khẳng định Moscow sẽ phản ứng lại trước những động thái gây hấn như vậy.

 

Lê Thảo (lược dịch từ PressTV & The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top