Châu Âu ủng hộ đạo luật mới về giảm thiểu ô nhiễm không khí
TTH.VN - Nghị viện châu Âu hôm 28/10 bỏ phiếu ủng hộ một dự thảo luật mới, nhằm cắt giảm các chất độc hại trong không khí, với mục tiêu làm giảm một nửa số người chết sớm do ô nhiễm.
Các quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do ô nhiễm không khí. Ảnh: Telegraph
Việc thực hiện dự luật mới dự kiến là một thách thức lớn đối với 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), những nước hiện đang vi phạm các điều luật ô nhiễm không khí ít nghiêm ngặt hơn, điển hình là vụ bê bối của Tập đoàn đa quốc gia chuyên về lĩnh vực sản xuất ô tô Volkswagen của Đức do lượng khí thải oxit nitơ (NOx) vượt xa mức độ cho phép.
Dự luật mới sẽ đặt ra những giới hạn lớn hơn và nghiêm ngặt hơn về chất ô nhiễm của từng quốc gia, bao gồm cả bụi và NOx cho đến năm 2030.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC), các nước thành viên EU hiện có hơn 400.000 người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, liên quan đến các bệnh về đường hô hấp và một số loại bệnh ung thư. Tuy nhiên, con số này có khả năng giảm đi một nửa nếu dự thảo luật có hiệu lực, các quan chức EU nhận định.
Ông Karmenu Vella, ủy viên EU về môi trường, hàng hải và thủy sản bày tỏ hoan nghênh đối với phiên bỏ phiếu, ông nói: “đây là một bước tiến tích cực hướng tới thỏa thuận mới đầy tham vọng của EU”.
Mặc dù vậy, các nhà vận động môi trường cho rằng, thành viên của Nghị viện châu Âu đã bỏ lỡ cơ hội để giảm chi phí cho xã hội, cũng như cứu sống nhiều người hơn.
“Với những ồn ào xung quanh vụ việc của Volkswagen, châu Âu đang đứng trước cơ hội sửa sai và hành động để làm sạch không khí trong khu vực”, Louise Duprez, quan chức cao cấp về ô nhiễm không khí tại Cục Môi trường châu Âu khẳng định.
Thanh Ngân (lược dịch từ Nytimes & Reuters)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức
- Thang nhôm rút đôi chính hãng Hakawa
- Máy lọc không khí Xiaomi Purifier 3H mihanoi
- Chương trình Đầu tư định cư Châu Âu