ClockThứ Bảy, 06/01/2018 05:51
Phát triển đô thị ven sông Huế:

Chỉ mới quy hoạch cảnh quan hai bờ sông Hương

TTH - Việc phát triển đô thị ven sông hiện rất được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm tạo ra môi trường xanh và mở. Ở Huế, đô thị ven sông chưa được quan tâm phát triển, nhiều nơi còn nhếch nhác dù có tiềm năng lớn.

Bên bến sông quê...

Ven sông Bạch Yến vẫn còn khá hoang sơ

Lợi ích từ sông

Để phát huy lợi ích mà sông mang lại, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp quyết liệt để gìn giữ dòng sông một cách tốt nhất, hình thành các đô thị đẹp bên sông. 

Anh Lê Quý Quốc - một kiến trúc sư ở Huế nói: “Tôi đã đến một số nước châu Âu như Pháp, Anh, các dòng sông ở đây như sông Sein (Pháp), Theme (Anh) được quy hoạch rất đẹp. Thủ đô Budapest của Hungary, nơi này có con sông Danube đi qua, hai bên bờ sông đoạn qua thành phố đều được kè đá cẩn thận, trở thành những con đường đi bộ đẹp đẽ, để những công trình kiến trúc đẹp nhất thành phố có thể soi bóng trên dòng sông”.

Tại Seoul (Hàn Quốc), sông Hàn được các nhà chức trách xây hàng loạt công viên dọc bờ sông, kết hợp với các sân bóng, đường chạy bộ, bể bơi và các cơ sở giải trí khác.

Vịnh Marina, nơi sông Singapore tiếp nối với biển, từ thập niên 1960-1970, Chính phủ Singapore đã xác định biến khu vực này thành một trung tâm kinh doanh - giải trí - định cư mang tầm thế giới nên đã tiến hành quy hoạch và sắp xếp lại. Đến nay, tại đây đã cho thấy một bức tranh đô thị dọc sông rất hiện đại, bao gồm các công trình như văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm, các trung tâm giải trí và không gian công cộng.

Đô thị dọc đôi bờ sông An Cựu vẫn đang nhếch nhác, chưa được chăm chút nhiều

Phát triển đô thị sinh thái ven sông

Sông An Cựu rẽ từ sông Hương (đoạn cuối của cồn Dã Viên) chảy qua địa phận TP. Huế, thị xã Hương Thủy rồi đổ ra phá Hà Trung với chiều dài khoảng 30km. Nơi dòng sông đi qua, mật độ cư dân sống hai bên dòng sông khá đông đúc, nhất là đoạn từ cầu Ga về đến cầu An Tây (TP. Huế), song đô thị hai bên sông nơi đây còn nhếch nhác, dòng sông ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị. Nhà cửa không được quy hoạch, xây dựng lộn xộn, đường sá đi lại chật chội, nhiều nơi chẳng có vỉa hè, thiếu sáng. Trong khi dọc đường này có quá nhiều di tich lịch sử, nhiều phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa triều Nguyễn đang còn khá nguyên vẹn.

Sông Kẻ Vạn, chảy qua địa phận phường Kim Long, sông Như Ý chảy quan địa phận phường Vỹ Dạ, sông Bạch yến, Ngự Hà… cũng  chung tình trạng. Nhà cửa hai bên sông nhếch nhác, chưa tạo dấu ấn đột phá cho một đô thị ven sông đẹp đẽ và hoành tráng; nhiều nơi nhà cửa vẫn quay lưng lại với dòng sông, trông mất mỹ quan.

Theo nhiều chuyên gia đô thị, Huế trong quá trình phấn đấu xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp, thành phố văn minh - hiện đại thì không thể tách rời trục quy hoạch đô thị Huế ra khỏi các dòng sông, bởi các dòng sông chính là điểm nhấn tạo cho môi trường xanh và mở. Tuy nhiên, đến nay, việc quy hoạch cảnh quan hai bên bờ sông ở Huế chỉ mới dừng lại ở sông Hương. Đây là điều thật đáng tiếc cho việc phát triển đô thị ven sông.

Một số người cho rằng, hệ thống sông ngòi ở Huế chi chít, quả là một tài sản thiên nhiên quý giá nên việc tiếp cận quản lý, đầu tư phát triển đô thị dọc sông phải được tôn trọng, gìn giữ, không phí phạm để sau này phải hối tiếc và cũng không có cơ hội sửa chữa.

Trong xu hướng phát triển nóng về đô thị khắp nơi trong cả nước thì Huế vẫn đang còn giữ được nét cổ kính, trầm mặc, thành phố có thiên nhiên đẹp, hòa quyện với kiến trúc đô thị. Có được điều đó, có sự đóng góp rất lớn của nhiều dòng sông ở Huế. Để thành phố ngày càng đẹp và nên thơ, Huế nên chú ý tập trung phát triển đô thị sinh thái dọc các dòng sông. Bởi việc khai thác hiệu quả các dòng sông và không gian hai bên bờ sẽ mang lại những nét độc đáo cho hình ảnh đô thị Huế đẹp hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhất là các dự án bất động sản, các tổ hợp xây dựng; đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch trên sông có hiệu quả hơn.

Hiếm có nơi nào như Huế, khi mật độ dân cư chưa nhiều (khoảng trên 300 ngàn dân), diện tích không lớn (71,68km2), song Huế lại có mật độ sông khá nhiều: sông Hương, An Cựu, Đông Ba, Ngự Hà, Kẻ Vạn (Kim Long), Như Ý, Bạch Yến…

Bài, ảnh: Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

TIN MỚI

Return to top