ClockThứ Hai, 04/10/2021 14:59

Giữ đường huyết mạch

TTH - Mùa bão lũ hằng năm, các điểm xung yếu trên tuyến đường Hồ Chí Minh và QL49 huyết mạch qua huyện A Lưới thường xảy ra sạt lở nghiêm trọng gây tê liệt giao thông. Hạt quản lý đường bộ (QLĐB) A Lưới đã phân chia thành các “binh trạm” trên các tuyến đường này để tăng cường phương tiện, nhân lực ứng trực đảm bảo giao thông thông suốt.

Giữ tuyến đường huyết mạch

Thi công gia cố ta luy âm tại km75 trên QL49

Được giao trọng trách quản lý và sửa chữa tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn huyết mạch từ xã Hồng Trung đến xã Phú Vinh (huyện A Lưới) trải dài gần 20km qua 8 xã, thị trấn, Hạt QLĐB A Lưới đồng thời phụ trách quản lý và sửa chữa tuyến đường độc đạo QL49 lên A Lưới từ km63 đến km78, với nhiều điểm xung yếu nhất…

Hạt trưởng Hạt QLĐB A Lưới, ông Lê Gia Định cho biết, trong mưa bão hằng năm, trên hai tuyến đơn vị quản lý thường thiệt hại rất nghiêm trọng, hàng chục điểm cây cối đổ gãy, sạt lở ta luy gây ách tắc giao thông. Trong đó, tuyến đường Hồ Chí Minh thường xảy ra 4 điểm sạt lở lớn gây chia cắt, tuyến QL49 có 8 điểm sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, tại km72 đến km76 trên QL49, nhiều điểm sạt lở cả ta luy dương và ta luy âm với khối lượng rất lớn, nguy cơ đứt mặt đường nếu không có phương án tổ chức thi công hợp lý và kịp thời trước mùa mưa bão.

Hạt QLĐB A Lưới phân chia các bộ phận thi công, vận tải, hậu cần... thành 2 đội ứng trực trên 2 tuyến Hồ Chí Minh và QL49, theo như cách nói của ông Lê Gia Định là phân chia thành 2 “binh trạm”. Các điểm xung yếu trên mỗi tuyến đường đều được xác định kỹ, từ mức độ ảnh hưởng trong thiên tai, khối lượng công việc khi có tình huống xảy ra, đến xây dựng phương án, tổ chức nhân công, phương tiện cơ giới duy tu, bảo dưỡng, khắc phục sự cố...

Để đảm bảo nhiệm vụ trong mùa mưa bão năm nay, đơn vị đã huy động lực lượng và phương tiện khảo sát, thăm dò địa chất tại các điểm xung yếu, bố trí nhân lực, trang thiết bị duy tu bảo dưỡng các tuyến đường.

Tại các vị trí km74, km75 và km76 trên QL49, đơn vị đã triển khai thi công gia cố cả ta luy dương và ta luy âm chống sạt trượt.

Ông Đặng Viết Hóa, Tổ trưởng tổ thi công ở “binh trạm” trên tuyến QL49 chia sẻ: Các vị trí từ km74 đến km76 trên QL49 là điểm xung yếu nhất trong mỗi mùa mưa bão, là nỗi ám ảnh của nhiều anh em trong đơn vị. Khối lượng đất đá sạt lở, cây cối đổ xuống ở các địa điểm này rất lớn, gây chia cắt làm ngưng trệ mọi hoạt động vận tải trên tuyến đường độc đạo này. Trước mùa bão lũ năm nay, đơn vị đã phân công ứng trực nhằm đảm bảo thông suốt giao thông vận tải trong mọi tình huống.

Nhờ chủ động mọi phương án, đơn vị cũng đã phân chia các tuyến phụ trách thành hai “binh trạm” để bố trí nhân lực, vật lực nhằm tạo thế tương hỗ lẫn nhau trong “tác chiến”, trong cơn bão số 5 vừa qua, đơn vị đã kịp thời khắc phục các điểm sạt lở đất đá gây ách tắt trên các tuyến đường ngay trong đêm để đảm bảo giao thông thông suốt. Qua đó, đã giúp các ban, ngành chức năng và đồng bào huyện A Lưới thuận lợi trong công tác triển khai ứng phó với thiên tai.

Theo Hạt trưởng Hạt QLĐB A Lưới, để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trước tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp, Hạt tiếp tục tăng cường ứng trực tại các vị trí km72 và km74 - 76 trên tuyến QL thuộc khu vực đèo A Co; đồng thời tại 4 vị trí xung yếu trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện A Lưới. Mặc dù trong điều kiện công việc còn nhiều khó khăn, vất vả, hiểm nguy, song đơn vị đã xây dựng phương án tổ chức nhân công, phương tiện cơ giới đảm bảo kịp thời thông tuyến khi có tình huống xảy ra...

Trong cơn bão số 5 năm 2020, tại km74 trên QL49 đi A Lưới xảy ra sạt lở nghiêm trọng với khối lượng trên 3.000m3 gây tê liệt giao thông. Suốt hai ngày đêm, toàn bộ cán bộ, nhân viên Hạt QLĐB A Lưới huy động tổng lực máy móc, thiết bị thi công mới thông được tuyến đường, phục vụ công tác khắc phục hậu quả, cứu trợ thiên tai ở A Lưới.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cho rừng thêm xanh

Phía tây Phong Điền bây giờ không còn đất trống, đồi trọc mà thay vào đó là những cánh rừng đã xanh hơn. Đây là kết quả của sự đoàn kết chung tay của ban, ngành chức năng và người dân trong việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng thời gian qua.

Giữ cho rừng thêm xanh
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ
Liên quan việc cấp đất tái định cư để mở rộng đường 100m:
Cần giải quyết đúng lý, hợp tình

Mấy năm nay, gia đình ông Ngô Văn Dựt, ở phường Xuân Phú, nằm trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án (DA) mở rộng đường 100m, nối khu A và khu B đô thị An Vân Dương (TP. Huế). Ông Dựt cho rằng, con của mình đủ các điều kiện để tái định cư (TĐC), nhưng chính quyền địa phương chưa xem xét thấu tình, đạt lý...

Cần giải quyết đúng lý, hợp tình

TIN MỚI

Return to top