ClockThứ Bảy, 03/04/2021 10:16

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ra mắt Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thừa Thiên HuếThoái thu tiền đóng bảo hiểm y tế cho vùng dân tộc, thiểu sốGiáo dục Nam Đông & hai mục tiêu phấn đấuChỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-22/1/2021Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùngVai trò già làng, trưởng bản ở cơ sở được phát huy

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, hoàn thiện cơ bản hệ thống chính sách dân tộc, bao gồm: ban hành mới 01 Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, 03 Quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng 01 Chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) với tổng số vốn bố trí giai đoạn 2021 – 2025 hơn 134 nghìn tỷ đồng và 41 chương trình, chính sách mang tính chiến lược, có ý nghĩa quan trọng, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và MN.

Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng đồng bào DTTS và MN khá cao, đạt bình quân 7% và tăng dần hàng năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Bước đầu hình thành vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS và MN từng bước hoàn thiện, gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng bước nâng cao và đáp ứng nhu cầu của người dân. Hộ nghèo ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm nhanh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; bản sắc văn hóa của cộng đồng các DTTS được quan tâm bảo tồn, phát huy. Cơ bản giải quyết được những vấn đề nổi cộm về di cư tự do, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và MN…

Tuy nhiên, một số chính sách về dân tộc còn chậm triển khai do thiếu vốn; một số vấn đề bức xúc đặt ra trong thực tiễn như: Kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn; di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... chậm được giải quyết; việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS còn hạn chế; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức trung bình thấp; tình hình an ninh, trật tự, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và MN còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu yêu cầu trong giai đoạn tới, các Bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng Kế hoạch, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN trong năm 2021 theo đúng Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV và Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội khóa XIV ngay sau khi Quốc hội phê duyệt Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư Chương trình.

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 và Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và MN và danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, làm cơ sở triển khai thực hiện Chương trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của từng chương trình theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1385/VPCP-QHĐP ngày 04 tháng 3 năm 2021; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan chuẩn bị, phục vụ, tham mưu, giúp Hội đồng thẩm định nhà nước sớm hoàn thành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030 theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 02 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, phê duyệt theo đúng quy định, bảo đảm không trùng lắp với Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top