ClockThứ Tư, 03/05/2023 07:02

“Mở khóa” lòng người

TTH - Ở thôn thuần nông Thanh Lam Bồ, xã Phú Gia (Phú Vang), đất đối với người nông dân quý như vàng; vận động người dân hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới vô cùng khó. Nhưng ông Mai Giống, Trưởng ban công tác mặt trận thôn đã “mở khóa” lòng người, bằng “chìa khóa” chân thành và uy tín.

“Tôi chọn tử tế để phục vụ người nông dân Việt Nam”Linh hoạt trong công tác tuyên truyền giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới Nam Đông niềm cảm hứng kinh tế xanh

leftcenterrightdel
  Luôn biết ơn những đóng góp của mạnh thường quân

“Mở” những “ca” khó

Trên con đường rộng rãi chạy từ cầu Thanh Lam Bồ dẫn ra những cánh đồng lúa xanh tít tắp và dòng sông Thiệu Hóa mùa này xanh trong - nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản - chốc chốc lại có những chuyến xe máy ngược xuôi, “chở theo” những nụ cười chào nhau, khiến khung cảnh thôn quê thật yên bình.

“Đó là những nông dân Thanh Lam Bồ, ra ruộng chăm sóc lúa. Những mùa thu hoạch, con đường sẽ rộn ràng tiếng xe cộ, máy móc vận chuyển và mùi thơm lúa mới” - ông Mai Giống vừa nói, vừa dừng lại bên vệ đường, nơi có ngôi nhà đang đóng cửa, bởi chủ nhân đang bận ra ngoài mưu sinh.

Nếp thời gian trên gương mặt người trưởng ban công tác mặt trận thôn, tuổi ngoài bảy mươi như giãn ra bởi nụ cười đầy cảm xúc, khi kể ngôi nhà này trước đây 3 gian. Nhưng nghe theo vận động, năm 2017, vợ chồng ông Trần Cườm đã hiến một phần đất ở, đồng thời cắt đứt luôn 1 gian nhà.

“Gia đình ông Nguyễn Đức Út thì hiến toàn bộ nhà, đất. Tổng cộng cả hai nhà hiến gần 350m2. Nhờ cống hiến không đong đếm của hai gia đình, con đường này mới được khai thông để nông dân thuận tiện ra sông, ra ruộng phát triển sản xuất. Chính quyền, người dân Thanh Lam Bồ và cá nhân tôi luôn biết ơn họ” - ông Mai Giống trầm giọng.

Nhiều người dân Thanh Lam Bồ nhớ như in tình trạng căng thẳng ban đầu, khi gia đình này dứt khoát không đồng ý hiến đất, hiến nhà. Cũng dễ hiểu, bởi bất cứ ai đứng trước thiệt hại lớn về tài sản, đất đai, nhà cửa, thì cũng sẽ có phản ứng như vậy. Cả hai gia đình này lại không sống bằng nghề nông, không có ruộng, coi như chẳng được hưởng lợi trực tiếp nào từ việc khai thông con đường để thuận tiện sản xuất nông nghiệp. Điều quan trọng nữa, mảnh đất, ngôi nhà đã nhiều đời nối tiếp, là nơi chốn “cất giữ” thời thơ ấu, tuổi thanh xuân và biết bao kỷ niệm của nhiều thành viên trong gia đình, qua nhiều thế hệ, họ không nỡ lòng rời bỏ.

“Ai nói cách gì, cả hai gia đình cũng không lay chuyển. Vậy mà ông Giống sau “chặng đường” lui lui tới tới, đã mở được nút thắt trong lòng họ, thuyết phục được các hộ đồng thuận với chủ trương của Nhà nước, của địa phương, hiến đất, tháo dỡ nhà, để khai thông con đường, chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong công tác vận động Nhân dân ở thôn Thanh Lam Bồ, “ca” nào khó và quá khó, chỉ có ông Giống mới “mở khóa” được mà thôi” - ông Nguyễn Văn Toàn, Hội phó Hội Nông dân Thanh Lam Bồ nói những lời tâm huyết.

Ông Nguyễn Văn Toàn, bà Lê Thị Xoa (Chi hội trưởng, Chi hội Phụ nữ thôn Thanh Lam Bồ), bà Hồ Thị Mỹ, ông Trương Ngọc Tin và nhiều người dân trong thôn vẫn nguyên đầy cung bậc cảm xúc khi hồi tưởng lại câu chuyện vận động cụ Nguyễn Thị Theo (nay đã qua đời), hiến ruộng để mở con đường liên xóm.

Trước đây, từ xóm Cồn qua xóm Làng trong thôn, phải đi tầm 3 cây số quanh co. Nếu băng bàu, mở rộng đường ruộng, con đường nối hai xóm rút ngắn, giao thông rất tiện lợi. “Nhưng muốn mở con đường này, phải vận động người dân hiến chừng 1 nghìn mét ruộng, trong đó nhà cụ Theo ảnh hưởng nhiều nhất, chừng 1 sào (500m2). Bà cụ đâu có chịu. Mỗi lần có ai đến vận động, cụ cằn nhằn và một mực từ chối: “Tau chừ già cả rồi, được chừng nớ ruộng trưa, để tau làm, kiếm kế sinh nhai”. Chỉ đến lúc ông Mai Giống “năn nỉ”, cụ Theo mới gật đầu, kèm câu nói “để đời” tâm trí người dân trong thôn: “Ai tới nói tau cũng không nghe, nhưng mà mi (tức ông Giống) nói, thì tau nghe””- Hội phó Hội Nông dân thôn, người thường xuyên kề vai sát cánh với ông Giống trong công tác vận động, xúc động kể, không những hiến 500m2 đất, cụ Theo còn bằng lòng để mọi người bới (nhổ) bờ tre bao quanh nhà, giải phóng mặt bằng. Sự đồng thuận của cụ Theo “mở ra” những đồng thuận tiếp nối. Các hộ bị ảnh hưởng khác cũng vui vẻ hiến đất, cây cối trên đất, để con đường khang trang nối hai thôn được hoàn thành sớm nhất.

Đã có dịp đến thăm cụ Theo lúc cụ còn sống, tôi vẫn nhớ bờ tre nhiều năm tuổi rất đỗi hiền lành. Lúc đó, cụ Theo từng bộc bạch, cụ yêu quý lắm, bởi bờ tre không chỉ tỏa bóng mát quanh vườn nhà, mà còn là “chứng nhân” của bao nhiêu buồn vui đời người nơi thôn dã. Vậy mà vì lợi ích chung, cụ đã bằng lòng hiến đất, hiến cả bờ tre thuộc về kỷ niệm. Bây giờ cụ Theo đã mất, nhưng cống hiến của cụ còn mãi với xóm thôn. Người dân Thanh Lam Bồ mãi ghi nhớ cống hiến của cụ Theo, cũng nhớ ghi công lao của người, trưởng ban công tác mặt trận thôn đã “mở khóa” được những “nút thắt” trong lòng người khác, khơi thông đồng thuận, nghĩa tình.

leftcenterrightdel
Luôn gần gũi, chia sẻ chuyện sản xuất với người dân 

Uy tín “mang tên” ông Giống

Chị Nguyễn Thị Hoa không thể ngờ, năm 2016, người chồng - trụ cột của gia đình chị lại qua đời quá sớm, khi các con còn quá thơ dại. Mẹ con chị Hoa rơi vào cảnh khốn khó, chênh vênh trong căn lều tạm bợ. Người dân trong thôn thương, nhưng cũng chưa biết làm cách nào để giúp. Suy tính, trăn trở mãi, ông Mai Giống tìm gặp ông Phan Quang Tàu, Chủ tịch Hiệp hội lò bánh mì xã Phú Gia, “nhờ vả” hỗ trợ, để có thể xây dựng cho mẹ con chị Hoa ngôi nhà chắc chắn làm chỗ an cư. Thấy được tấm lòng của Trưởng ban Mặt trận thôn Thanh Lam Bồ đối với người yếu thế, cũng thương xót những số phận kém may, ông Tàu đã cùng các anh em trong hiệp hội chung tay hỗ trợ gia đình chị Hoa 50 triệu đồng.

Khi có chương trình hỗ trợ bò giống cho người nghèo, ông Mai Giống và các đoàn thể trong thôn đã đề nghị “dành phần” cho chị Hoa một con bò. Từ sự giúp đỡ căn cơ, chị Hoa nỗ lực làm ruộng, chăn bò, nuôi con ăn học. Đến nay, chị Hoa đã “nhân” lên thành đàn 5 con bò. Những đứa trẻ đã lên lớp 5, lớp 6. Cuộc sống mẹ con chị Hoa đổi thay tốt đẹp.

Tấm lòng, yêu thương và trách nhiệm của ông Mai Giống đã trở thành thân thuộc đối với người dân Thanh Lam Bồ. “Cái gì thuộc về quyền lợi, ông Giống luôn nhường người khác. Trong mọi phong trào, ông Giống luôn nêu gương, đi đầu. Khi lụt bão, ông Giống xông pha đi trước, kiểm tra, đôn đốc các hộ di dời. Trong thôn có hộ bà Phan Thị Hồng và bà Hồ Thị Yến đều già cả, neo đơn, lúc thiên tai, luôn được ông Giống ưu tiên theo sát để huy động lực lượng kịp thời hỗ trợ. Hoàn cảnh nào khó khăn, ngặt nghèo, ông Giống tìm cách vận động mạnh thường quân chia sẻ. Tất cả những điều ông Giống làm đều xuất phát từ tấm lòng chân tình, đặt quyền lợi của bà con, thôn xóm lên hàng đầu. Bất cứ sự đồng thuận nào dù nhỏ nhất, ông Giống cũng ghi nhớ, biết ơn. Những điều đó tạo nên uy tín “mang tên” ông Giống” - ông Trần Đình Pháp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phú Gia nói.

Vậy nên, ở thôn thuần nông Thanh Lam Bồ, đất đối với nông dân quý như vàng; vận động người dân hiến đất mở đường, không hề dễ. “Nhiều “ca” khó, rất khó, nhưng bằng uy tín và tấm lòng chân thành, cuối cùng cái khó nào ông Giống cũng gỡ được hết. Ông Mai Giống đã cùng các chi hội, đoàn thể vận động Nhân dân trong thôn hiến gần 4 nghìn m2 đất vườn; hơn 2 nghìn cây các loại; huy động được tổng cộng hơn 1 tỷ đồng để đối ứng xây dựng gần 4 nghìn mét bê tông giao thông nông thôn; xây dựng hệ thống điện chiếu sáng vào ban đêm dài gần 4 nghìn mét; xây dựng đường ống nước sạch dài gần 5.500 mét; đầu tư thủy lợi, đào đắp gần 14 nghìn m3 bờ vùng, bờ thửa, nạo vét mương hói; xây dựng cổng chào, tu sửa nhà sinh hoạt cộng đồng thôn..., tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nội lực, đổi thay ngoạn mục về diện mạo.

Theo ông Đỗ Viết Tư, Chủ tịch UBND xã Phú Gia, thôn Thanh Lam Bồ là điểm sáng trong toàn xã về công tác vận động người dân phát huy vai trò chủ thể, xây dựng nông thôn mới, trong đó trưởng ban công tác mặt trận thôn là “linh hồn”. Ông Mai Giống nhiều năm liền đã được các cấp từ địa phương đến Trung ương tặng giấy khen, bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, trong “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào mặt trận tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...

“Nhưng đối với tôi, sự tín nhiệm của bà con chính là phần thưởng trân quý nhất” - ông Mai Giống bộc bạch.

Bài, ảnh: QUỲNH ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Linh hoạt trong vận động, thuyết phục

Nắm rõ luật, kiên trì vận động, thuyết phục người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp (DN).

Linh hoạt trong vận động, thuyết phục
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm
Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc, cùng chung tay tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.

Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm
Vận động, giúp dân làm giàu

Ông Hoàng Công Phu, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) được HND tỉnh đánh giá cao về tinh thần, vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi.

Vận động, giúp dân làm giàu
Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống KT-XH vùng ĐBDTTS Thừa Thiên Huế có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS.

Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân
Return to top