ClockThứ Ba, 12/12/2023 14:06

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TTH - Sau gần 2 năm triển khai Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, xóa nhà tạm giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số“Hành trang khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”Chăm lo sức khoẻ cho Nhân dân tuyến biên giới A Lưới

 Bà con đồng bào vùng cao tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách 

Cải thiện sinh kế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được Chính phủ giao thực hiện 5 chương trình cho vay, gồm: cho vay hỗ trợ đất ở; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo đó, các hộ nghèo dân tộc thiểu số hoặc hộ nghèo cư trú ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cũng thuộc đối tượng được vay vốn theo nghị định này.

Hiện, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã thực hiện cho vay 2 chương trình: hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề tại 4 huyện, thị xã là Hương Trà, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông.

Gia đình ông Hoàng Văn Thanh, người đồng bào Sán Dìu, thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh, huyện A Lưới là một trong những hộ được nguồn vốn vay từ Nghị định 28 tiếp sức. Với 50 triệu đồng vốn vay, ông đã có thêm nguồn lực đầu tư 1ha đất rừng và phát triển thêm đàn gà thịt, mở rộng mô hình chăn nuôi của gia đình.

Ông Thanh chia sẻ, không có vốn nên hầu như gia đình mình không biết nên bắt đầu từ đâu để phát triển kinh tế gia đình ngoài làm thuê cho người ta. Mới đây, nhờ sự đồng hành của tổ tiết kiệm vay vốn, các hội đoàn thể, gia đình mình được vay vốn ưu đãi của NHCSXH để phát triển chăn nuôi. Chương trình cho vay này có lãi suất ưu đãi chỉ 3,3%/năm, thời hạn vay kéo dài đến 10 năm nên không gây nhiều áp lực như các khoản vay bên ngoài. Vì thế, gia đình có thể an tâm vừa phát triển kinh tế vừa dành dụm trả gốc lãi cho ngân hàng.

Không chỉ tạo thêm nguồn lực cho người dân phát triển kinh tế, từ sự đồng hành của chương trình này những ngôi nhà mới khang trang cũng đã dần thay thế cho những căn nhà tạm bợ, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Trở lại căn nhà thăm ông Hồ Văn Ngâu, thôn Cha Ke, xã Thượng Long, Nam Đông sau một năm đi vào sử dụng. Đây là một trong những hộ đầu tiên nhận được hỗ trợ vốn từ Nghị định 28 để đầu tư xây dựng nhà ở. Từ căn nhà lụp xụp ban đầu, ông đã xây dựng được căn nhà kiên cố bằng bê tông, cốt thép; đầu tư được hệ thống nước uống và vệ sinh đạt chuẩn. Nỗi lo mất an toàn khi mùa mưa bão đến cũng dần vơi đi.

Ông Ngâu kể, năm 2022, tôi nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và NHCSXH đầu tư xây dựng nhà ở. Lúc đó, tôi được vay 40 triệu đồng, cộng với nguồn vốn tích cóp của gia đình, giúp đỡ của người thân, tôi đầu tư xây mới căn nhà với tổng nguồn vốn gần 130 triệu đồng. Căn nhà hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp Tết Nguyên đán. Từ khi vào nhà mới, công việc của hai vợ chồng cũng thuận lợi, vui vẻ hơn hẳn.

Đưa vốn đến đồng bào

Đến thời điểm hiện tại, Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 đã được NHCSXH tỉnh triển khai được gần 2 năm.

Số liệu từ NHCSXH chi nhánh Thừa Thiên Huế, tính đến 30/11/2023, dư nợ của 2 chương trình này đạt 42,496 tỷ đồng, với 1.010 hộ còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 33,476 tỷ đồng, với 842 hộ vay; dư nợ cho vay chuyển đổi nghề là 9,020 tỷ đồng với 181 hộ vay. Tổng doanh số cho vay các chương trình theo Nghị định 28 trong năm 2023 (đến 30/11/2023) là 19,302 tỷ đồng, với 434 hộ vay. Trong đó, doanh số cho vay hỗ trợ nhà ở 9,840 tỷ đồng với 246 lượt hộ vay; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề 9,462 tỷ đồng với 188 lượt hộ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, thời gian qua, chi nhánh đã chủ động triển khai công tác giải ngân vốn Nghị định 28 kịp thời đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Hiện, nguồn vốn phân bổ đã hoàn thành giải ngân.

Để đạt được kết quả này, chi nhánh đã chỉ đạo phòng giao dịch cấp huyện chủ động phối hợp rà soát các đối tượng được thụ hưởng chính sách và tham mưu cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách, bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng. Các phòng giao dịch cũng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, tổ dân phố hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng thông qua việc bình xét những hộ có đủ điều kiện. Đồng thời tư vấn cho các hộ lựa chọn mô hình đầu tư phù hợp với tình hình thực tế tại các hộ gia đình cũng như từng địa phương. Từ đó, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước.
Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

TIN MỚI

Return to top