ClockThứ Ba, 08/02/2022 09:18

Thị trường lao động phục hồi cơ bản

Các hoạt động chăm lo Tết chu đáo cho người lao động của các cấp công đoàn, chính quyền đã góp phần động viên người lao động trở lại làm việc đông đủ sau kỳ nghỉ Tết. Nhu cầu tuyển dụng dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, sau kỳ nghỉ Tết sẽ thiếu khoảng 10 đến 15% so với những năm trước.

Hợp tác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ caoTạo nguồn nhân lực gia nhập thị trường lao động năng độngThị trường lao động & tính chất tự cân bằngThực hiện 7 nhóm giải pháp phục hồi, phát triển thị trường lao độngKéo lao động trở lại nhà máy

Nhiều nơi lao động về làm việc đạt gần 100%

Lãnh đạo Liên đoàn lao động Hà Nội thăm và động viện lao động trở lại làm việc sau Tết. Ảnh: CĐCS.

Theo Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội, ngày 7/2, có 90,24% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất với 96,13% số công nhân trở lại làm việc, tập trung ở các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp (KCN) và chế xuất, ngành dệt may, doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.

Còn theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, trong ngày 7/2,, đã có 339.000 công nhân làm việc trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh quay trở lại làm việc. "Số lượng này chiếm trên 90% công nhân lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh", đại diện Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết. Số liệu trên chưa bao gồm các công nhân do một số công việc gia đình và một số lao động xa quê, công nhân mắc F0 chưa thể trở lại làm việc.

Trong ngày 8/2, theo đánh giá của các cấp công đoàn cơ sở, tỷ lệ quay trở lại làm việc sẽ tiếp tục cao hơn và sẽ đạt gần 100%. Nhiều doanh nghiệp chủ động bố trí xe đón công nhân trở lại làm việc, đồng thời có nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm. Đề cập đến vấn đề khả năng thiếu lao động sau Tết Nguyên đán, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho rằng: Hằng năm, trước Tết Nguyên đán, cả nước thường thiếu khoảng 10% lực lượng lao động, sau Tết thiếu 20%; nhưng năm nay trong hoàn cảnh này tỉ lệ sẽ thấp hơn. Bởi vì những người lao động khi đã về quê một thời gian và trở lại công ty làm việc thì sẽ ít khi về nhà dịp Tết. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp (DN) đều có phương án giữ chân người lao động như nâng lương, chế độ Tết, chế độ thưởng và các chính sách an sinh.

“Thời gian qua, các địa phương đều có những biện pháp phục hồi lao động. Đến giờ này, theo báo cáo từ các tập đoàn lớn, những tổng công ty, DN nước ngoài thì lực lượng lao động Tết, chúng tôi dự báo chỉ thiếu khoảng 10 đến 15%. Và nếu thiếu 10 đến 15% lao động so với những năm trước đây thì không phải là cao”, ông Đào Ngọc Dung cho biết thêm.

Dự báo thiếu nhân lực chất lượng cao

Đánh giá việc phục hồi thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: Thị trường lao động trong nước đã và đang trong phục hồi và đảm bảo cơ bản. Có những DN phục hồi 100%, có đơn vị 90% nhưng có công ty chỉ 60% nhưng bình quân chung là 85%, đây là mức độ không thiếu lao động trầm trọng.

Theo Bộ LĐTBXH, vấn đề thiếu hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vì thời gian vừa qua do tác động của đại dịch COVID-19 nên lượng lao động chuyển dịch từ nhà máy này sang nhà máy khác, từ DN này sang DN khác. Do đó các DN buộc vừa phải tiếp nhận nhưng vừa phải bồi dưỡng. Những ngành nghề công nghệ thấp, không cần lao động chất lượng cao thì có được ngay nguồn lao động. Nhưng những ngành nghề công nghệ cao, kỹ thuật cao thì đòi hỏi có thời gian phục hồi và lực lượng lao động chất lượng cao. Do đó, các DN này đang phối hợp rất chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp để thực thi nhiệm vụ này.

"Vì thế, trong khoảng cuối quý I, đầu quý II/2022, chúng ta cơ bản sẽ cơ bản đảm bảo được lực lượng lao động chất lượng cao như mong muốn. Khi xảy ra đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4 từ giữa năm 2021, Bộ LĐTBXH cũng đã có dự báo việc đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất thì xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Bộ LĐTBXH luôn nêu vấn đề này và tham mưu với Chính phủ có những chính sách khắc phục và thực tế từ cuối năm 2021 đến nay, thị trường lao động phục hồi rất nhanh”, ông Đào Ngọc Dung cho biết

Theo khảo sát của Bộ LĐTBXH, khoảng 95% lực lượng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm lao động đã hoạt động trở lại. Những vấn đề bảo đảm duy trì cho người lao động cũng được các doanh nghiệp, địa phương sớm triển khai thực hiện liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội. Các địa phương còn có hỗ trợ thêm để bảo đảm sàn an sinh cho người lao động...

Từ góc độ địa phương, theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Tình trạng “nhảy việc” như trước thời điểm xảy ra dịch COVID-19 hiện nay gần như không xảy ra. Điều này phản ánh qua việc người lao động đến làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 giảm hơn so với các năm trước gần 20.000 lượt. Bên cạnh đó, từ việc tư vấn việc làm cho thấy, khi tìm việc làm, người lao động cân nhắc lựa chọn công việc giữa yếu tố tiền lường và chế độ đãi ngộ, yếu tố phòng dịch và đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe lao động.

“Các công ty sau Tết cũng quan tâm tuyển chọn lao động có tay nghề, kỹ năng để hướng đến việc thích ứng lâu dài với dịch COVID-19 trong bối cảnh bình thường mới. Theo quy luật hàng năm, thường nhu cầu tuyển dụng vào đầu năm sẽ tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Hiện Trung tâm cũng đang rà soát cụ thể để đánh giá rõ hơn về xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Vũ Quang Thành cho biết thêm.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng

Bất cứ ai phải đi làm trong ngày hè nắng nóng đều cảm thấy mệt mỏi. Chức năng não chậm lại, việc đi lại khó chịu hơn và đối với những người làm việc ngoài trời, việc giữ an toàn đơn giản đã trở thành thách thức. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra tác động liên quan đến nhiệt đối với năng suất của người lao động, điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi biến đổi khí hậu gây ra những đợt sóng nhiệt dữ dội hơn.

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng
Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản

Đề xuất của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại nghị trường Quốc hội trong những ngày qua về xóa nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động do doanh nghiệp phá sản được người lao động quan tâm. Họ hy vọng, sau bao năm mòn mỏi với điệp khúc khởi kiện doanh nghiệp để đòi nợ, nhưng quyền lợi vẫn chưa được đảm bảo.

Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản
“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TAND TP. Huế vừa xét xử vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động”; tuyên bố người sử dụng lao động “thua kiện”. Đây là “lời nhắc nhở” việc tuân thủ các quy định của pháp luật để được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc do kiện tụng kéo dài.

“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

Người tìm việc và việc cần tìm người thời gian qua vẫn chưa có sự liên thông mạnh mẽ. Nhà tuyển dụng vẫn chưa gặp được người lao động và ngược lại, người lao động vẫn còn e dè chưa dám đến gõ cửa đơn vị tuyển dụng. Việc thông tin, kết nối để các bên gặp nhau và để cân bằng cán cân giữa cung - cầu về lao động và việc làm đang được tỉnh đẩy mạnh với nhiều giải pháp.

Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

TIN MỚI

Return to top