ClockThứ Sáu, 20/10/2023 06:55

Tình quân dân trong mùa mưa bão

TTH - Màu xanh áo lính luôn có mặt ở những nơi hiểm nguy để giúp đỡ, hỗ trợ Nhân dân đã trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi mùa mưa bão tại Thừa Thiên Huế. Với bản chất kiên cường, dũng cảm của người lính, các anh đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi giúp bà con vượt qua những khó khăn trong thiên tai.

Ứng phó vùng áp thấp gây mưa lớnĐội mưa chăm cá lồng ngày lũMưa lũ diễn biến phức tạp, học sinh toàn tỉnh nghỉ học

 Hỗ trợ bà con vùng trũng di dời người và tài sản đến nơi an toàn trong mưa lũ

Có mặt kịp thời

Những ngày qua, mưa lớn liên tục khiến nhiều điểm tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền ngập sâu. Hoàn cảnh nhà neo người nên khi nước lên, bà Nguyễn Thị Kiểu (thôn Trạch Hữu) đành “Lực bất tòng tâm”. Nhớ lại lúc đó, bà Kiểu không giấu được sự vui mừng khi được lực lượng dân quân của xã kịp thời hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

“Nhà ở vùng trũng nên khi nước lên nhanh, hai mẹ con khó có thể kịp di dời đồ đạc. Các anh dân quân đã đưa ghe đến chuyển hai mẹ cùng cùng vật nuôi, vật dụng gia đình đến nơi an toàn. Nếu không có các anh thì mẹ con tôi khó lòng mà xoay sở được”, bà Kiểu tâm sự.

Cuối tháng 9 vừa qua, một cơn lốc xoáy quét qua xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền khiến gần 30 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, trong đó có gia đình ông Trần Dũng.

“Khoảng 70% đến 80% mái nhà của gia đình bị lốc xoáy làm bay, mọi đồ dùng sinh hoạt, quần áo cũng bị mưa làm ướt hết. Nhà chỉ cỏ 2 ông bà già còn chưa biết phải làm thế nào thì rất may là có bộ đội và dân quân địa phương đến giúp đỡ từ dọn dẹp, căng bạt che chắn mái nhà để gia đình có thể tạm ổn định cuộc sống trong những ngày mưa gió. Tôi không biết nói gì hơn, xin cảm ơn các anh bộ đội và dân quân rất nhiều”, ông Dũng chia sẻ.

Không chỉ luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ và giúp đỡ Nhân dân trong thiên tai, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống lụt bão một chặt chẽ. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng luôn túc trực 24/24, nắm chắc tình hình địa bàn và luôn sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia ứng cứu khi có yêu cầu.

 Hỗ trợ bà con vùng trũng di dời người và tài sản đến nơi an toàn trong mưa lụt

Đồng hành cùng bà con

Trong đợt mưa lũ vừa qua, đoạn đê cống Mai Dương dài gần 100m giáp ranh thôn Mai Dương và thôn Lâm Lý, thuộc xã Quảng Phước (Quảng Điền) bị dòng nước xoáy chảy mạnh làm sạt lở nghiêm trọng, hở hàm ếch và ăn sâu vào nền đường. Nếu không kịp thời gia cố, nguy cơ vỡ đê rất cao, gây nguy hiểm đến nhiều nhà dân sống xung quanh, ảnh hưởng đến hàng trăm hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang của người dân địa phương và chia cắt giao thông.

Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Ban CHQS huyện Quảng Điền huy động cán bộ, nhân viên và dân quân tự vệ về địa bàn phối hợp với Công an xã và lực lượng tại chỗ của địa phương tiến hành các biện pháp để gia cố chống vỡ đê. Tại hiện trường, gần 100 cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực, dân quân, công an và các lực lượng đã dùng hàng trăm rọ đá cỡ lớn, đá hộc, sắt cuộn làm thành từng rọ để gia cố các vị trí bị hở hàm ếch, bị xoáy nước đánh sạt lở.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền cho biết, do nguy cơ vỡ đê rất lớn nên Ban CHQS huyện đã huy động thêm cán bộ, nhân viên về giúp địa phương gia cố đoạn đê này nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do nước lũ gây ra.

Dù trời mưa rất to, nước sông chảy xiết gây không ít khó khăn, nhưng đến chiều muộn cùng ngày các lượng đã hoàn thành việc chống sạt lở đoạn đê, bảo đảm an toàn cho người dân địa phương.

Đại tá Lê Huy Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết, Quân đội luôn được xác định là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng. chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng phương án phòng. chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thì Bộ CHQS tỉnh còn yêu cầu chỉ huy các đơn vị phải thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, nhất là các khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt. Từ đó, triển khai phương án ứng phó mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” và chủ động báo cáo, đề xuất phương tiện lực lượng, phương tiện giúp đỡ Nhân dân khắc phục hậu quả khi có tình huống khẩn cấp.

Bài, ảnh: Nguyên Đạo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đừng chủ quan với mưa bão

Dù đã được tuyên truyền, cảnh báo nhưng vẫn có người chủ quan với mưa bão, nhất là sau những trận mưa bão đi qua. Ở đâu đó, vẫn có những hậu quả đau lòng, những thiệt hại không đáng có.

Đừng chủ quan với mưa bão
Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt

Sáng 19/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã có buổi làm việc với Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Sau buổi làm việc, đoàn đã kiểm tra một số công trình xung yếu trên địa bàn tỉnh.

Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt
Thi công kè biển “vượt” mưa bão

Thời gian thi công ngắn, lại cận kề mùa mưa bão nên các đơn vị thi công tuyến kè biển Phú Thuận (Phú Vang) đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2024.

Thi công kè biển “vượt” mưa bão

TIN MỚI

Return to top