ClockThứ Sáu, 16/02/2024 07:16

Tình thân ở HTX Tình thương

TTH - Không chỉ là nơi gia công, sản xuất các mặt hàng thủ công, Hợp tác xã (HTX) Tình thương (Phong Điền) đã trở thành mái nhà thứ hai ấm áp của nhiều lao động là người mù, người khiếm thị và người khuyết tật.

Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh Hướng đến phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lựcHTX tiêu thụ điện Vinh Hưng: Ra mắt Website thanh toán không dùng tiền mặt

 HTX Tình thương là mái nhà ấm áp của người lao động yếu thế

Những đôi tay khéo léo

Càng cận kề tết Nguyên đán, không khí tại xưởng gia công trong khuôn viên trụ sở Hội Người mù (HNM) huyện Phong Điền lại càng tất bật hơn bao giờ hết. Dịp cuối năm, nhu cầu sử dụng các mặt hàng của người tiêu dùng tăng cao, đây cũng là lúc HTX Tình thương (trực thuộc HNM huyện Phong Điền) chuẩn bị cho những đơn hàng gấp rút.

Ông Nguyễn Nhân Đức, Giám đốc HTX Tình thương cho biết: “Hơn 20 năm trước, HTX Tình thương được thành lập. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để không chỉ mang đến cơ hội việc làm cho người mù, người khiếm thị và người khuyết tật mà còn tạo ra những sản phẩm thủ công chất lượng, có chỗ đứng trên thị trường”.

Từng bước khẳng định thương hiệu bởi chất lượng và giá cả, dù được tạo nên từ những người lao động là người mù, người khuyết tật yếu thế, thế nhưng, HTX Tình thương đã xác định sản phẩm nhang trầm, tăm tre và chổi đót không chỉ dừng ở giá trị “yêu thương” hay được mua để ủng hộ. Hơn hết, chính những đôi bàn tay khéo léo, sự cần mẫn và chăm chỉ của người thợ sẽ tạo nên được những sản phẩm có thể cạnh tranh, đứng chung với các mặt hàng khác trên thị trường.

Đại diện HTX cho biết thêm: “Xác định được hướng đi ấy, cùng với nguyên, vật liệu đầu vào và nâng cao tay nghề cho người lao động, từng công đoạn sản xuất đều được chúng tôi sắp xếp một cách đồng bộ. Song song với đó, để vận hành quy trình sản xuất các sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất, thành viên, các tổ nhóm lao động sản xuất tại HTX phải được bố trí hợp lý để làm sao phù hợp với tình trạng khuyết tật của người lao động”.

Trò chuyện với người lao động đang làm việc tại HTX, chúng tôi hiểu hơn về những điều mà ông Đức chia sẻ. Với tình trạng thị lực yếu hoặc không còn nhìn thấy ánh sáng, người lao động sẽ được phân làm các công việc yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi tay khi làm hương, làm tăm. Nhưng với những công việc cần người sáng như đóng nhãn bao bì, cân đo sản phẩm, những lao động khác là người khuyết tật sẽ được phân công phụ trách.

Chia sẻ

Nhiều năm nay, HTX Tình thương đã trở thành ngôi nhà thứ hai ấm áp của những người yếu thế. Là một trong những lao động lâu năm tại HTX, với anh Nguyễn Văn An, niềm vui được làm việc và sinh hoạt trong một tập thể yêu thương là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp anh vượt qua khó khăn và những lúc nản lòng.

Anh An bộc bạch: “Từ khi sinh ra, mắt tôi chỉ còn thị lực 2/10. Hoàn cảnh khó khăn và những chướng ngại khiến tôi khó hòa nhập. May mắn sau khi lập gia đình, được sự quan tâm của HNM huyện, tôi được học nghề và đã có thêm công việc phù hợp với tình trạng thị lực của mình. Niềm vui được sống và làm việc cùng với những người bạn, người anh, người chị của HTX giúp tôi vượt qua tự ti, từng bước cùng vợ chia sẻ khó khăn. Thật sự tôi cảm thấy rất vui mừng”.

Cũng trong hoàn cảnh khó khăn như anh An, nhưng với ông Nguyễn Thanh Hưng, nỗi niềm không nằm ở thị lực. Do khuyết tật chân bẩm sinh, ông Hưng di chuyển, sinh hoạt vô cùng khó khăn. Nhiều năm trước, người vợ yêu quý của ông cũng mất do bệnh tật. Khó chồng khó, nỗi đau chỉ dần nguôi ngoai khi ông chú tâm vào công việc tại HTX. Ông chia sẻ: “Nhờ sự động viên của mọi người và niềm vui từ công việc, tôi có thêm động lực để tạo ra những sản phẩm thủ công. HTX với tôi như gia đình thứ hai vậy, rất ấm áp và thân tình”. 

Là mái nhà đầy ắp nghĩa tình của người lao động yếu thế, cũng với những nỗ lực của người lao động và sự ủng hộ của khách hàng, năm 2023, tổng doanh thu của HTX Tình thương đạt trên 450 triệu đồng, tăng 23% so với kế hoạch đề ra. Thu nhập của anh An, ông Hưng và người lao động cũng từng bước được cải thiện. Ông Nguyễn Nhân Đức cho biết thêm: “Trong năm 2024, chúng tôi sẽ phấn đấu mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời tăng cường cải tiến mẫu mã sản phẩm, từ đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị và người khuyết tật tại HTX”.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Đọng lại là niềm vui và tình thương

Đó là trải lòng của nữ bác sĩ đa khoa (BSĐK) Nguyễn Thị Nga, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hương Xuân, Nam Đông sau hơn 30 năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.

Đọng lại là niềm vui và tình thương
Nhiều món quà ý nghĩa đến người dân và học sinh Phong Điền

Ngày 25/11, Ban tổ chức giải Tennis từ thiện Phong Điền tại TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Giáo dục Huế hiếu học phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức chương trình trao nhà tình thương, học bổng cho học sinh, sinh viên và tặng quà cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền.

Nhiều món quà ý nghĩa đến người dân và học sinh Phong Điền
Mái ấm tình thương cho chị em nghèo

Là những đồng tiền chắt chiu, san sẻ, bằng sự hợp lực, đồng lòng, những hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã góp công, góp của xây nên những “Mái ấm tình thương” (MATT) để những hội viên nghèo, những đứa trẻ yếu thế có nơi an cư.

Mái ấm tình thương cho chị em nghèo
Gắn kết tình thương với hỗ trợ sinh kế

Để hỗ trợ cho nhóm phụ nữ yếu thế (phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ bị bạo hành, phụ nữ bị ảnh hưởng di chứng từ chiến tranh...), các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều cách làm thiết thực, từng bước giúp hội viên phụ nữ khắc phục khó khăn, vượt qua mặc cảm, tạo dựng cuộc sống ổn định.

Gắn kết tình thương với hỗ trợ sinh kế
Return to top