ClockThứ Sáu, 15/11/2019 13:41

Vì cuộc sống của dân

TTH - Với thành tích 10 năm trong công tác dân vận, Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Bí thư tăng cường Đảng ủy xã Hồng Trung (A Lưới) là người được dân tin yêu.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong – kỳ 1: Tiền không phải là mấu chốtRà soát các thủ tục để sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dânKhó vạn lần dân liệu cũng xong - Kỳ 2: Thay đổi nhận thức, gắn vai trò chủ thể cùng quyền lợi

Phó Bí thư tăng cường Đảng ủy xã Hồng Trung Nguyến Tiến Dũng cùng cán bộ trẻ tìm hướng thoát nghèo cho người dân. Ảnh: Bá Trí

Ông Hồ Văn Ngun ở thôn A Niêng Lê Triêng 1, xã Hồng Trung say sưa kể về những việc làm của Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng đã vận động bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên cải thiện đời sống. Từ 6 giờ sáng, cán bộ Dũng đã xuống các thôn, bản gặp gỡ bà con lúc chuẩn bị đi nương rẫy để tìm hiểu tình hình đời sống người dân...

Sau hơn 10 năm cắm xã, Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng vẫn giữ thói quen tranh thủ từ sáng sớm về các bản, làng nơi anh công tác để làm “cầu nối”. Về với bà con, ngày thì anh tuyên truyền người dân loại bỏ tập quán du canh, xâm canh trên địa bàn biên giới, lúc anh lại tỉ mỉ hướng dẫn đồng bào các khâu chăm sóc cây trồng, vật nuôi…

Hôm ở thôn A Niêng Lê Triêng 1, chúng tôi được chứng kiến anh cùng với chi bộ thôn và cán bộ khuyến nông triển khai cho bà con quy trình xây dựng mô hình điểm kinh tế VACR (vườn - ao - chuồng - rừng). Sau khi tuyên truyền về chủ trương của xã và hướng dẫn cho bà con các khâu kỹ thuật, Thiếu tá Dũng lưng trần, xắn quần cùng cuốc đất, đắp ao với bà con.

Bí thư Chi bộ thôn A Niêng Lê Triêng 1 Hồ Văn Ôn cho hay: Từ khi đảm nhận chức trách Phó Bí thư Đảng ủy tăng cường xã biên giới, cán bộ Dũng luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên ở cơ sở. Qua đó, đã giúp chi bộ có nhiều phương pháp lãnh đạo công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả hơn.

Hồng Trung là xã biên giới đặc biệt khó khăn, toàn xã hiện có 588 hộ, hầu hết là đồng bào DTTS. Theo chuẩn mới, số hộ nghèo của xã chiếm trên 44%. Thôn A Niêng Lê Triêng 1 có số hộ nghèo thuộc tốp đầu của xã. Trăn trở tìm hiểu về tập quán, điều kiện đặc thù của địa phương, Thiếu tá Dũng tham mưu Đảng ủy các giải pháp hỗ trợ người nghèo gồm nhiều hoạt động lồng ghép phát triển kinh tế hộ gia đình, ưu tiên tiêu chí thu nhập cho đồng bào. Cùng với hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho người nghèo và xây dựng mô hình điểm để nhân rộng, Thiếu tá Dũng miệt mài tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS.

Thiếu tá Dũng bộc bạch: Để vận động được bà con, anh tích cực vận động, hỗ trợ các đảng viên trong thôn tiên phong mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi heo, dê, kết hợp trồng rừng. Sau vài năm, mô hình kinh tế của nhiều đảng viên phát triển tốt, tăng thêm nguồn thu nhập. Từ đó, Thiếu tá Dũng tiếp tục thuyết phục, vận động các hộ đồng bào trong thôn học tập làm theo. Anh đồng thời cũng đề xuất tạo điều kiện về vốn vay để bà con đầu tư chuồng trại và trồng rừng kinh tế với bình quân mỗi hộ từ 1-3ha...

Hộ gia đình anh Lê Quang Hiệp, thôn A Niêng Lê Triêng 1, là một trong nhiều trường hợp hộ nghèo được Thiếu tá Dũng vận động giúp đỡ, bày tỏ: Nhờ cán bộ Dũng kiên trì vận động và giúp đỡ, nên vợ chồng tôi đã biết dành dụm tiền làm thuê phát rừng để chăn nuôi thêm heo, gà, vịt… nhằm cải thiện thu nhập.

Chủ tịch UBND xã Hồng Trung Lê Văn Chanh cho rằng: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo do Phó Bí thư tăng cường Đảng ủy xã Nguyễn Tiến Dũng tham mưu đã giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo đúng hướng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, mở hướng làm ăn mới cho bà con nơi đây.

Trần Bá Phao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Return to top