ClockThứ Bảy, 27/07/2019 13:02

CIO miền Trung - Tây Nguyên bàn giải pháp triển khai dịch vụ đô thị thông minh

TTH.VN - Sáng 27/7, tại TP. Huế, Hội đồng Giám đốc Công nghệ thông tin (CNTT - CIO) của cơ quan nhà nước các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên tổ chức phiên họp thường kỳ nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) và ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM).

Trao chứng nhận mức độ ứng dụng công nghệ thông tinKhai thác lợi thế so sánh khác biệt, đột phá để phát triểnĐưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọngĐưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnhĐào tạo nhân lực CNTT phục vụ tại chỗ: Khó đầu vào lẫn đầu raViệt Nam: Công nghệ thông tin là động lực cho đà phát triểnThừa Thiên Huế xếp thứ 2 toàn quốc mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Giám đốc Hội đồng CNTT Việt Nam Phan Ngọc Thọ phát biểu khai mạc

Phiên họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Chủ tịch Hội đồng CNTT Việt Nam; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch CIO Việt Nam, Chủ tịch CIO miền Trung- Tây Nguyên; lãnh đạo Sở TT&TT trong khu vực và các doanh nghiệp CNTT.

Điểm sáng Thừa Thiên Huế

Phát biểu khai mạc phiên họp, ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, sau phiên họp năm 2018 tại tỉnh Gia Lai, qua công tác nắm tình hình triển khai của các địa phương cơ bản năm vừa qua các tỉnh đã có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc triển khai ứng dụng CNTT, Chính quyền điện tử (CQĐT). Đây được xem như là một năm đột phá với nhiều thành tựu nổi bật đặc biệt là với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Gia Lai… Tuy nhiên, nhiều nội dung triển khai CQĐT chưa được như mong đợi, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Đó là, cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ CNTT vẫn còn vướng mắc; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp; còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng CQĐT; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng CNTT nền tảng phục vụ phát triển CQĐT còn chậm, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; việc xây dựng Đô thị thông minh (ĐTTM) được nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình có tính chất manh nha, nhưng quan điểm, nền tảng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất.

Tại Thừa Thiên Huế, việc triển khai ứng dụng CNTT thời gian gần đây đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trước hết, tỉnh xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng CQĐT là khâu đột phá, là thước đó năng lực điều hành, lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Với phương châm “Người đứng đầu không chỉ là chủ thể giám sát, kiểm tra mà phải thật sự là đối tượng thực hiện tin học hóa”, tỉnh hình thành và nâng cao nhận thức tin học hóa gắn liền với cải cách hành chính (CCHC) và chuẩn hóa các quy trình giải quyết công việc theo phương châm: “Làm việc theo kế hoạch, giải quyết công việc theo quy trình, điều hành theo quy chế” cho đội ngũ cán bộ, công chức - đây là nền tảng quan trọng thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCHC.

“Thực hiện phương châm triển khai ứng dụng CNTT là từ đơn giản đến phức tạp, từ điểm đến diện, từ vận động khuyến khích đến yêu cầu bắt buộc và trở thành nhu cầu không thể thiếu của cán bộ, công chức. Đi tắt đón đầu trong chọn giải pháp, mô hình, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có điều kiện trong triển khai ứng dụng CNTT khi điều kiện chưa có những giải pháp chung của quốc gia, điều kiện tài chính của tỉnh còn khó khăn” - ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ.

Từng bước triển khai dịch vụ ĐTTM

Toàn cảnh phiên họp 

Phiên họp Hội đồng CIO miền Trung - Tây Nguyên tập trung thảo luận về các vấn đề: Phát triển dịch vụ ĐTTM; phát triển Cổng dịch vụ công và bưu chính công ích; công tác đảm bảo an toàn thông tin; triển khai chữ ký số… nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian đến: xây dựng áp dụng thành công khung kiến trúc CQĐT; hình thành cơ bản các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho hoạt động CQĐT về Trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung, các hệ thống thông tin cơ bản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước, từng bước triển khai dịch vụ ĐTTM.

Tại phiện họp, các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT cũng có cơ hội giới thiệu những công nghệ tiên tiến của mình nhằm góp phần xây dựng CQĐT, Chính phủ điện tử. Chủ tịch HĐQT Công ty Hyperlogy, ông Chu Xuân Vinh chia sẻ, giải pháp Smart Citizen - Nhận diện công dân điện tử - được Hyperlogy xây dựng và phát triển với mong muốn nâng cao trải nghiệm và chất lượng phục vụ công dân, giảm tải thời gian xử lý hồ sơ, tăng hiệu suất làm việc của công chức, minh bạch TTHC; đặc biệt, có thể liên thông hệ thống dịch vụ công rất phù hợp với xu thế hiện nay.

Trong khi đó, đại diện VietinBank cho biết, đơn vị đã xây dựng và ứng dụng các giải pháp thanh toán hiện đại gắn liền với công tác cải cách TTHC. VietinBank giới thiệu các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: thanh toán dịch vụ công trực tuyến; giải pháp tích hợp thanh toán dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến; giải pháp thẻ điện tử. 

Các đại biểu cũng thẳng thắn thừa nhận một số khó khăn gặp phải trong an ninh thông tin, nhất là khi Luật An toàn thông tin (ATTT) mạng có hiệu lực. Lĩnh vực ATTT mạng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ; trình độ cán bộ phụ trách về ATTT tại các đơn vị chưa theo kịp sự phát triển, cần có các chương trình tập huấn phù hợp. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho ATTT thiếu; nhiều cơ quan, tổ chức chỉ đơn thuần mua sắm máy móc, giải pháp nước ngoài mà không vận hành, khai thác hiệu quả, dẫn đến đầu tư tốn kém, nhưng khi bị tấn công vẫn bị thiệt hại lớn.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, chủ đề của phiên họp phù hợp với xu thế về triển khai Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số trên thế giới, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ và nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam. Thứ trưởng mong rằng kết quả phiên họp sẽ mang đến cơ hội để các bên tham gia có thể trao đổi về ý tưởng, về kinh nghiệm thực tiễn triển khai, các khó khăn vướng mắc, về cơ hội hợp tác và các kiến nghị đề xuất nhằm hướng đến xây dựng một Chính phủ điện tử, phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Phiên họp còn là cơ hội để Bộ TT&TT thu nhận các phản hồi từ thực tế để phục vụ hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số và dự thảo Nghị định về định danh, xác thực điện tử, dự kiến sẽ được trình Chính phủ xem xét ban hành trong năm 2019. “Về phía Bộ TT&TT, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, Bộ luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai kết nối và đảm bảo an toàn thông tin trong việc kết nối các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay

Tờ The Edge Malaysia ngày 17/7 trích dẫn dự báo mới nhất của Gartner Inc., công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cho hay, chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu được dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5,26 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tương đương với mức tăng 7,5% so với năm 2023.

Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top