ClockThứ Năm, 25/07/2019 18:31

Khai thác lợi thế so sánh khác biệt, đột phá để phát triển

TTH.VN - Chiều 25/7, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Công nghệ thông tin (CNTT) và Công bố dịch vụ Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh (ĐTTM) tỉnh.

Sẽ đánh giá, xếp hạng mức độ chính quyền điện tử các cấpNhiều tập đoàn công nghệ thông tin Hoa Kỳ muốn giúp Thừa Thiên Huế phát triển đô thị thông minhĐưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọngĐưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnhĐào tạo nhân lực CNTT phục vụ tại chỗ: Khó đầu vào lẫn đầu raThừa Thiên Huế xếp thứ 2 toàn quốc mức độ ứng dụng công nghệ thông tinTăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KTXH70% cử nhân công nghệ thông tin phải đào tạo lại

Lãnh đạo các bộ, ngành cùng lãnh đạo tỉnh với nghi thức công bố dịch vụ Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh

Dự hội nghị có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Trung tâm IOC đầu tiên của Việt Nam

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (IOC) sau hơn 6 tháng vận hành, bước đầu đã phát huy vai trò là đầu mối tiếp nhận, phân phối thông tin điều hành, tạo ra sự kết nối trực tuyến giữa công dân, doanh nghiệp (DN) với cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, điều hành và nâng cao chất lượng các hoạt động hành chính. Tiêu biểu nhất là chức năng phản ánh hiện trường triển khai gắn với hoạt động Ngày Chủ nhật xanh, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cộng đồng.

Đến nay, IOC đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ ĐTTM, hướng đến hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai, giám sát một cách minh bạch thời gian, kết quả xử lý; người dân được tham gia tương tác với hoạt động nhà nước, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiệu lực và hiệu quả.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, đây là một mô hình hiệu quả, thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo, chính quyền, Nhân dân tỉnh hướng đến xây dựng một môi trường sống và làm việc hiệu quả, chất lượng, an toàn. Đây là một sản phẩm quyết tâm tạo ra sự "khác biệt, đột phá" của tỉnh trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Lãnh đạo tỉnh đưa ra một sự cam kết mạnh mẽ, rõ ràng, minh bạch về một sự quyết tâm đối mặt với tất cả các vấn đề của xã hội để giải quyết, nhằm đưa tỉnh phát triển về mọi mặt. “Chính việc phát triển các dịch vụ ĐTTM là khẳng định cho sự đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, DN làm trung tâm, lấy thuận lợi làm mục tiêu, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh trong việc xây dựng ĐTTM. Trong một thời gian ngắn triển khai, tỉnh có một số kết quả nổi bật, đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả rõ rệt. Nổi bật là việc quản lý, giám sát tập trung kết hợp việc theo dõi, xử lý dịch vụ công trực tuyến với các dịch vụ ĐTTM tại một trung tâm. Đây là mô hình điển hình để các bộ, ngành, địa phương học tập kinh nghiệm về xây dựng ĐTTM và Chính phủ điện tử.

“Tỉnh đã tạo được môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cộng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, với nguồn nhân lực tốt về CNTT và các chương trình, chính sách thu hút đầu tư, tin tưởng rằng đây chính là thời điểm rất tốt để DN CNTT nghiên cứu, đầu tư vào Thừa Thiên Huế”- ông Nguyễn Thành Hưng khẳng định.  

Trao 4 giấy chứng nhận đầu tư tại hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao 4 giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp CNTT ngay tại hội nghị

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư CNTT diễn ra sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định quyết tâm khai thác lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh để thúc đẩy một cách mạnh mẽ phát triển CNTT, đưa CNTT trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Sự khác biệt thể hiện ở định hướng phát triển nhanh và bền vững, khẳng định một cách rõ ràng, mạnh mẽ mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” dựa trên những giá trị đặc thù và những lợi thế so sánh trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch đang có.

Ông Hayakawa, Giám đốc Công ty Brycen VietNam đánh giá, Thừa Thiên Huế là điểm đến triển vọng cho các nhà đầu tư về CNTT. Bởi, nơi đây hội tụ những điều kiện cần và đủ cho DN CNTT. Đó là tỉnh tạo cơ chế, chính sách, hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, giới thiệu mặt bằng, đào tạo nhân lực. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo điều kiện phục vụ cao, đảm bảo yêu cầu về đường truyền, mặt bằng với nhiều cơ chế hỗ trợ và ưu đãi, làm cơ sở cho các DN quan tâm có thể định hướng hoạt động của mình cho thời gian tới.

Hiệu trưởng Trường đại học Phú Xuân - Đàm Quang Minh thông tin, trường đang có những nỗ lực trong việc thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo theo hướng gắn đào tạo với thực hành, gắn trường học, chính quyền với DN. Theo đó, trường tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cung cấp cho các doanh nghiệp, xem thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu.  

Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - đơn vị triển khai giải pháp nhấn mạnh: “Mô hình triển khai ở Thừa Thiên Huế được ứng dụng những công nghệ hiện đại 4.0 để giải quyết những vấn đề rất cụ thể của tỉnh. Giai đoạn tiếp theo của dự án, Viettel sẽ áp dụng tối đa các nền tảng công nghệ số với mục tiêu cung cấp hệ thống này đảm bảo liên thông, không trùng lắp, có khả năng mở rộng và an toàn thông tin”.

Với sự chuẩn bị sẵn sàng về môi trường pháp lý, nguồn lực, hạ tầng, cùng những cam kết mạnh mẽ của tỉnh trong phát triển CNTT, mong các DN, các nhà đầu tư, chuyên gia cùng quan tâm nghiên cứu, đồng hành với tỉnh để thực hiện quyết tâm phát triển công nghiệp CNTT tại tỉnh. Chính quyền tỉnh đã và đang tiếp tục nỗ lực cải thiện, xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng. Lãnh đạo tỉnh luôn lắng nghe, trao đổi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các DN. Đồng thời sẵn sàng chào đón và phục vụ các nhà đầu tư đến để giải quyết câu hỏi cơ hội đầu tư chưa đến với Huế, làm thế nào để nhà đầu tư đến với Huế.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 DN trên lĩnh vực CNTT đầu tư vào Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử
Return to top