ClockThứ Tư, 01/01/2020 01:52

Từng bước hoàn thiện Trung tâm Quản lý điều hành thông minh của UBND tỉnh

TTH.VN - UBND tỉnh vừa tổ chức lễ khai trương Trung tâm Quản lý điều hành thông minh của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tài trợ.

Hướng đến đô thị thông minh đầu tiên của Việt NamĐề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030" sẽ được chia làm 2 giai đoạnGiao lưu trực tuyến: "Tương tác" cùng Hue-SĐảm bảo chất lượng Dự án phát triển đô thị xanh tại HuếCầu nối hữu hiệu giữa công an và người dânƯu tiên xã hội hóa phát triển dịch vụ đô thị thông minhỨng dụng khoa học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (giữa) và đại diện Công ty AIC và lãnh đạo sở, ngành tham gia nghi thức khai trương

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận và đánh giá cao sự hợp tác và triển khai các dự án về phát triển chính quyền điện tử của công ty AIC tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc khai trương Trung tâm quản lý điều hành thông minh của UBND tỉnh sẽ giúp tỉnh đẩy nhanh triển khai thực hiện xây dựng tỉnh mẫu về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổ công tác Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thực hiện tại Bộ TT&TT và 3 tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với AIC để hoàn thiện Trung tâm Quản lý điều hành thông minh của UBND tỉnh trên cơ sở hệ thống tích hợp sẵn có và đặc thù riêng của tỉnh. Sở tài chính cân đối nguồn lực hợp lý, trong đó ưu tiên nguồn xã hội hóa và thuê công nghệ. Hy vọng tương lai không xa, Thừa Thiên Huế sẽ có hệ thống đô thị thông minh hoàn chỉnh trên cơ sở hỗ trợ của AIC.

Hệ thống quản lý chính quyền điện tử của AIC được phát triển trên nền tảng hạ tầng công nghệ mới nhất, trong đó đã đưa vào nhiều phần mềm quản lý trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, quản lý vùng biển và tàu thuyền hoạt động trên biển... Việc quản lý và khai thác thông tin dữ liệu được thông qua APP với độ bảo mật và an ninh mạng rất cao, nhất là sử dụng trên các thiết bị di động như ipad và điện thoại thông minh.

Theo đó, năm 2020, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có trong quản lý điều hành của UBND tỉnh, AIC sẽ xây dựng, hoàn thiện để hệ thống chính thức vận hành từ đầu năm 2021. Đồng thời, AIC sẽ thực hiện việc tích hợp và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống quản lý thông minh của tỉnh để dễ dàng trong việc cập nhật dữ liệu mới cũng như khai thác các thông tin dữ liệu giữa các sở, ngành và địa phương phục vụ cho công tác điều hành, chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay

Tờ The Edge Malaysia ngày 17/7 trích dẫn dự báo mới nhất của Gartner Inc., công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cho hay, chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu được dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5,26 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tương đương với mức tăng 7,5% so với năm 2023.

Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay
Return to top