ClockThứ Tư, 25/12/2019 13:54

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh

TTH.VN - Ngày 25/12, Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa có Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý sắp xếp đơn vị hành chính của 11 tỉnh, thành phốGắn sắp xếp với tinh giản biên chếBộ Nội vụ thông qua Đề án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 4 địa phươngHĐND T.X Hương Trà thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xãPhú Vang thông qua đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xãHồng Tiến với lộ trình sáp nhậpThống nhất nhận thức trước khi nhập xã Hồng Tiến và Bình Điền

Sau khi thành lập mới xã Hương Xuân (Nam Đông), trụ sở  UBND xã Hương Giang hiện nay được chọn làm trụ sở chung

Theo Nghị quyết do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký, UBTVQH đồng ý sắp xếp các ĐVHC cấp xã của 5 đơn vị cấp huyện. Tại TX. Hương Trà, thành lập xã Bình Tiến trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hồng Tiến - Bình Điền; sau khi sắp xếp, TX. Hương Trà có 15 ĐVHC cấp xã, gồm 8 xã và 7 phường.

Tại huyện Phú Lộc, thành lập xã Giang Hải trên cơ sở sáp nhập 2 xã Vinh Hải - Vinh Giang; sau khi sắp xếp, huyện Phú Lộc có 17 ĐVHC cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn.

Tại huyện A Lưới, thành lập xã Lâm Đớt trên cơ sở sáp nhập 2 xã A Đớt -Hương Lâm; thành lập xã Quảng Nhâm trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hồng Quảng - xã Nhâm; thành lập xã Trung Sơn trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hồng Trung- Bắc Sơn; sau khi sắp xếp huyện A Lưới có 18 ĐVHC cấp xã, gồm 17 xã và 1 thị trấn.  

Tại huyện Nam Đông, thành lập mới xã Hương Xuân trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hương Giang – Hương Hòa; sâu khi sáp nhập huyện Nam Đông có 10 ĐVHC cấp xã, gồm 9 xã và 1 thị trấn.

Tại huyện Phú Vang, thành lập mới xã Phú Gia trên cơ sở sáp nhập 2 xã Vinh Phú - Vinh Thái; sau khi sáp nhập, huyện Phú Vang có 19 ĐVHC cấp xã, gồm 17 xã và 2 thị trấn.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.

Như vậy, kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 ĐVHC cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 145 ĐVHC cấp xã, gồm 98 xã, 39 phường và 8 thị trấn.

Ông Bạch Chơn Đông cho biết, hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương và các sở ngành liên quan tiến hành sắp xếp, ổn định bộ máy cơ quan, tổ chức ở địa phương và ổn định đời sống của Nhân dân, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế

Chiều 15/3, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế theo Quyết định số 147 ngày 05/2/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); đồng thời, công bố và trao các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cần phải có luật sư?

Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang dần trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên có không ít người chưa thực sự hiểu tại sao hoạt động này cần phải có sự tham gia của luật sư. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp nhé!

Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M A cần phải có luật sư

TIN MỚI

Return to top