ClockThứ Sáu, 11/06/2021 14:51

Cơ hội phục hồi, phát triển sản xuất

TTH - Bất chấp dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 của cả nước vẫn duy trì đà tăng cao, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.

Phát triển diện tích giống lúa chất lượng caoKhuyến nông giai đoạn 2021-2025: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vữngThúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu

Bất chấp dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 của cả nước vẫn duy trì đà tăng cao, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước…  Đó là thông tin tích cực được Tổng cục Thống kê vừa công bố về tình kinh kinh tế- xã hội 5 tháng đầu năm 2021.

Cùng chung đà tăng trưởng của cả nước, các chỉ số này của Thừa Thiên Huế còn đạt ở mức cao hơn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 400 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: xơ, sợi dệt các loại, hàng may mặc, gỗ và sản phẩm gỗ…

Khi dịch COVID-19 mới bùng phát khiến các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu cầu bị đứt gãy. Sản xuất bị đình đốn, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân mất việc làm. Nhiều nền kinh tế rơi vào mức tăng trưởng âm. Riêng Việt Nam là một trong ít nước vừa thành công trong chống dịch, vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng trưởng 2,91% năm 2020.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, dù đợt dịch  COVID-19 thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4, với nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng lây nhiễm ở các khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng… nhưng sản xuất công nghiệp của nước ta vẫn tăng trưởng mạnh, trở thành cứu cánh cho nền kinh tế. Điều này không chỉ cho thấy thành công trong thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ mà nội lực doanh nghiệp cũng mạnh hơn cả ở năng lực sản xuất lẫn khả năng thích ứng, hội nhập..

Chẳng hạn như ngành dệt may, trước đây phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thiếu nguyên phụ liệu khiến các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.

Nay, cùng với đẩy mạnh đầu tư sản xuất trong nước, các doanh nghiệp còn đa dạng hóa nguồn cung từ các nước có tham gia các hiệp định thương mại tự do cùng Việt Nam để chủ động nguyên liệu và tận dụng được các ưu đãi thuế quan. Vì vậy, xuất khẩu dệt may năm 2021 trở thành điểm sáng không chỉ về kim ngạch xuất khẩu mà còn mở rộng ra nhiều thị trường mới.

Bên cạnh đó, nhiều ngành đã chú trọng đến thực hiện các chứng chỉ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Chẳng hạn, ngành chế biến gỗ có sự tăng trưởng mạnh nhờ phát triển diện tích rừng trồng gỗ lớn, được cấp chứng chỉ FSC đảm bảo truy xuất nguồn gốc, là tấm giấy “thông hành” để thâm nhập vào thị trường châu Âu giàu tiềm năng cả về kim ngạch lẫn giá trị xuất khẩu. Tại Thừa Thiên Huế, trong tổng số 12 nghìn ha trồng rừng gỗ lớn có đến gần 10 nghìn ha được cấp chứng chỉ FSC.

Khi Việt Nam là một điểm sáng trong khống chế dịch bệnh, trong chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước cũng mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất, góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Ở Thừa Thiên Huế, một số dự án quy mô lớn đang đẩy mạnh đầu tư, như: Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Motors của Công ty CP Kim Long Motors Huế; nhà máy sản xuất găng tay bảo hộ trong ngành điện tử, găng tay y tế, găng tay bảo hộ lao động đa chức năng và sản xuất sợi polyethylen của Công ty Kanglongda Huế; Nhà máy chế biến Billion Max Việt Nam; Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina; Nhà máy may 5 của Công ty Scavi Huế…

Một điều đáng mừng khác, hiện nay các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, chế biến đã tích cực chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, thương mại điện tử… không chỉ nhanh chóng, thuận lợi mà còn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu tận dụng tốt cơ hội, chủ động hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng khôi phục, mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế

Trong bức tranh sáng của du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, du lịch Huế góp thêm những gam màu sáng về tăng trưởng mạnh lượng khách quốc tế và mở rộng các thị trường khách nước ngoài.

Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quang Huy – Đơn vị uy tín sản xuất thiết bị và thi công bếp nhà hàng, quán ăn

Trong hơn 15 năm hoạt động, Quang Huy đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thiết bị bếp công nghiệp tại Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng trong các lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối, công ty đã thực hiện thành công hàng trăm dự án thiết kế và thi công bếp công nghiệp trên toàn quốc. Những thành tựu này đã giúp Quang Huy cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, tối ưu hiệu suất và tiết kiệm chi phí.

Quang Huy – Đơn vị uy tín sản xuất thiết bị và thi công bếp nhà hàng, quán ăn
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

Không phải đối mặt với áp lực thiếu đơn hàng, nhiều DN xuất khẩu đang tăng tốc sản xuất tận dụng các cơ hội mới từ thị trường.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

TIN MỚI

Return to top